Trồng Tùng thơm để đuổi côn trùng, giảm căng thẳng, bạn có biết không?

Grow Juniper branches easily without chamicals – Giâm cành tùng cối đơn giản không dùng thuốc Grow Juniper branches easily without chamicals – Giâm cành tùng cối đơn giản không dùng thuốc Contents Tùng thơm là loại cây lá kim có tên khoa học là Cupressus macrocarpa. Loại cây này còn có tên gọi khác…

Grow Juniper branches easily without chamicals – Giâm cành tùng cối đơn giản không dùng thuốc
Grow Juniper branches easily without chamicals – Giâm cành tùng cối đơn giản không dùng thuốc

Contents

Tùng thơm là loại cây lá kim có tên khoa học là Cupressus macrocarpa. Loại cây này còn có tên gọi khác là cây Tùng chanh. Cây có nguồn gốc từ phía Nam của châu Mỹ. Tại Việt Nam, Tùng thơm được trồng rất nhiều ở những vùng núi có điều kiện thời tiết mát mẻ và ẩm thấp.

Chậu tùng thơm mini để bàn

Những năm gần đây, Tùng thơm được trồng phổ biến làm cây cảnh nội thất trong nhà, trong phòng làm việc. Với hình dáng độc đáo và bắt mắt, cây tạo cảnh quan tốt, đem đến nguồn sống tươi mới cho căn nhà, văn phòng làm việc.

Không chỉ có tác dụng trang trí, cây Tùng thơm còn có tác dụng đuổi côn trùng cực kỳ hiệu quả. Toàn bộ thân cây phát ra mùi thơm độc đáo, khiến đầu óc con người cảm thấy sảng khoái và dễ chịu hơn. Trồng Tùng thơm trong nhà luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều hộ gia đình hiện nay.

Đặc điểm hình thái của cây Tùng thơm

Loại cây này thuộc họ Tùng trắc lá kim. Tùng thơm có tốc độ sinh trưởng chậm, tuổi thọ cao nên không bị phá dáng. Bạn có thể trưng Tùng thơm trong nhà hàng chục năm mà không cần phải thay thế. Điều này sẽ đảm bảo môi trường sống ổn định, tiết kiệm chi phí.

Chậu tùng thơm để bàn

Cây Tùng thơm ưa sáng, có nhu cầu nước trung trình. Cây cùng không cần cung cấp quá nhiều nước cũng như công chăm sóc. Đây cũng là lý do tại sao Tùng thơm lại được yêu thích và trồng phổ biến đến như vậy.

Là loại cây thân gỗ, thân cây Tùng cao trung bình từ 40 – 60cm. Thân cây có nhiều cành, mỗi cành lại có nhiều nhánh khác nhau. Một điểm đặc biệt là gỗ cây Tùng thơm tỏa ra thứ hương thơm rất đặc biệt, ngửi dễ chịu và sảng khoái.

Tán cây xòe rộng, lá dạng kim. Lá Tùng thơm màu xanh lục có pha chút màu vàng mọc thưa trên cành. Rễ cây Tùng xòe rộng, bám chặt vào đất và bò ngang và được tạo thành từ hệ thống nhiều rễ nhỏ. Chính đặc điểm này khiến cây tìm được nguồn dinh dưỡng để sinh trưởng trong môi trường tự nhiên nghèo nàn hay khô hạn.

Cây Tùng thơm ưa sáng toàn phần nên sinh trưởng tốt nhất trong môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, loại cây này cũng ưa sống trong môi trường bán râm. Với những loại Tùng thơm trong nhà, Tùng thơm phong thủy, cây vẫn có thể sinh trưởng tốt.

Những ý nghĩa cơ bản của cây Tùng thơm

Không chỉ có hình dáng đẹp để làm cây cảnh trang trí, Tùng thơm còn được ưa chuộng bởi loại cây này mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Giống như tên gọi, gỗ của loại cây này tỏa ra mùi thơm rất dễ chịu. Mùi thơm này có tác dụng xua đuổi muỗi, côn trùng rất hiệu quả. Đặt một chậu cây Tùng thơm trong nhà, trên bàn làm việc, muỗi sẽ tự động tránh xa. Hương thơm của Tùng còn rất có ích cho tinh thần của con người, giúp tinh thần sảng khoái và thư thái hơn.

Chậu sứ đen tùng thơm

Cây Tùng thơm có hình dáng đẹp, bắt mắt. Chúng thường được trồng rất nhiều nhiều trong sân vườn, trong nhà để tạo cảnh quan. Không gian sẽ được thay đổi, bừng lên sức sống mới. Nhờ đó, ngôi nhà của bạn sẽ thêm phần sang trọng và đẹp hơn.

Trong phong thủy, Tùng thơm là biểu tượng của loại cây vượt khó. Bởi loại cây này có thể sinh sống trong môi trường khắc nghiệt, thân cây thẳng luôn mạnh mẽ vươn lên. Trồng cây Tùng thơm trong nhà, trong phòng làm việc, gia chủ muốn nhắc nhở bản thân phải biết vượt qua mọi cám dỗ và khó khăn và cám dỗ trong cuộc sống.

Cũng giống như những loại cây cảnh phong thủy khác, Tùng thơm không thực sự đại kỵ với tuổi nào, mệnh nào. Tuy nhiên, mỗi tuổi lại có những cách bài trí Tùng thơm khác nhau. Ví như người tuổi Hợi cầm tinh con Lợn nên đặt cây theo hướng Đông Bắc hoặc trên bàn làm việc. Hay như người tuổi Dậu cầm tinh con Gà, vị trí thích hợp nhất là hướng chính Nam.

Riêng với người tuổi Thân, đặt Tùng thơm ở vị trí nào cũng tốt đẹp. Người tuổi này sở hữu cây sẽ được may mắn, chóng phát lộc dồi dào.Còn với những người làm ăn, quan chức, cây Tùng thơm như 1 tấm bùa hộ mệnh giúp công việc may mắn, kích vượng khí, tránh được những xui xẻo trong kinh doanh.

Tùng thơm thường được trồng để làm cây trang trí trên bàn trong nhà, phòng khách, phòng làm việc. Những nơi sang trọng khác như: sảnh khách sạn, nhà hàng, phòng hội nghị… cũng rất phù hợp. Không gian sẽ sang trọng, quý phái. Và điều quan trọng là gia chủ sẽ may mắn hơn rất nhiều.

Cây Tùng Thơm Phong Thủy

Với những ý nghĩa tuyệt vời của mình, Tùng thơm còn được chọn làm món quà tặng ý nghĩa trong những dịp đặc biệt. Người con trai tặng con gái chậu Tùng thơm mong tình yêu son sắt vững bền; con tặng cha chậu Tùng thơm với tấm lòng biết ơn, mong đấng sinh thành được thượng thọ; cấp dưới tặng cấp trên với ý nghĩa luôn cầu chúc may mắn và thăng tiến…

>>> Xem thêm: Top cây xanh phong thủy để bàn được yêu thích nhất hiện nay

Cách trồng và chăm sóc cây Tùng thơm

Tùng thơm là loại cây dễ tính, không tốn nhiều phân bón và nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, để có chậu Tùng thơm đẹp và đúng chuẩn, bạn cũng cần chú ý đến những yếu tố như sau:

Về đất trồng

Loại cây này ưa ẩm, ưa màu mỡ. Trước khi trồng, phải xới xáo cho đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt. Bạn nên trộn đất trồng với các loại hỗn hợp như: tro trấu, mùn cưa, xỉ than, xơ dừa nhằm kích thích bộ rễ bám sâu và giúp cây sinh trưởng nhanh hơn.

Về ánh sáng

Tùng thơm là loại cây ưa sáng. Bởi thế, nếu trồng cây trong nhà, nhất thiết phải thường xuyên đưa chúng ra những nơi có ánh nắng mặt trời.

Thời gian tắm nắng tốt nhất cho cây là buổi sáng hoặc chiều tối. Bởi dù là cây ưa sáng nhưng khi đột ngột mang ra ánh nắng gắt, cây sẽ bị sốc nhiệt, cháy lá và có thể ngừng sinh trưởng.

Về nước tưới

Tùy theo từng môi trường mà bạn sẽ có những điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Nếu trồng trong chậu, để ở môi trường ẩm, 1 tuần chỉ cần tưới 1 – 2 lần là đủ. Vào mùa hè, khi nhiệt độ lên cao, độ ẩm hạn chế thì nên bổ sung lượng nước tưới cho cây.

Cách chăm sóc cây tùng thơm

Về dinh dưỡng

Tùng thơm không cần quá nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, bạn vẫn phải cung cấp đủ lượng phân bón để cây phát triển tốt và bền màu. Cần bón phân NPK từ 2 – 3 lần/ năm. Lượng phân bón còn phải phụ thuộc vào kích thước của cây.

Nên bón phân vào mùa xuân và mùa thu để cây có thể hấp thụ tốt nhất. Ngoài ra, khi bón phân, cần tiến hành kết hợp xới xáo đất xung quanh gốc để đất luôn được tơi xốp, giàu khoáng chất.

Về phòng trừ sâu bệnh gây hại

Sâu bệnh gây hại nguy hiểm nhất trên cây Tùng thơm chính là sâu đất. Chúng rất có phát hiện bởi sinh sống sâu trong lòng đất. Muốn phòng bệnh triệt để, thỉnh thoảng, bạn có thể trộn loại thuốc Vibasu đặc trị vào dưới đất, gần gốc cây.

Cây cảnh trong nhà nói chung, cây Tùng thơm nói riêng không được dùng thuốc trừ sâu. Nếu bị sâu bệnh trên lá, mẹo nhỏ cho bạn là dùng thuốc diệt muỗi. Đối với những cây Tùng thơm mắc bệnh phấn trắng, hãy dùng khăn ẩm chấm cồn lau sạch. Sau quá trình phòng bệnh cho cây, hãy tiến hành rắc vôi bột, bón phân, tưới nước để cây nhanh hồi phục.

Về cách nhân giống

Cây Tùng thơm thường được nhân giống bằng cách ươm hạt. Chỉ cần vùi hạt vào đất ẩm, khoảng 2 tuần sau, cây sẽ tự nảy mầm và đâm rễ, phát triển rất nhanh.

Chậu cây tùng thơm

Tùng thơm là một trong những cây nội thất được yêu thích nhất hiện nay. Bạn có thể trồng chúng làm vật trang trí phòng khách, phòng làm việc, sảnh khách sạn, nhà hàng đều rất thích hợp.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu về giống cây này hay muốn được mua cây với giá tốt, đừng quên nhấc máy và gọi điện cho chúng tôi. Rất nhanh chóng, quý khách sẽ có được 1 chậu Tùng thơm ưng ý!

Bạn đang xem bài viết: Trồng Tùng thơm để đuổi côn trùng, giảm căng thẳng, bạn có biết không?. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts