Tự ý san lấp đất ruộng có bị xử phạt không?

Xử lí đất phèn: Nhanh – Tiết kiệm Xử lí đất phèn: Nhanh – Tiết kiệm Gia đình tôi có 1 hecta đất ruộng, mấy năm trở lại đây sản lượng thu được bị giảm sút nhiều so với những năm trước đó, tôi nghĩ do đất không đủ chất dinh dưỡng nên đã mua…

Xử lí đất phèn: Nhanh – Tiết kiệm
Xử lí đất phèn: Nhanh – Tiết kiệm

Gia đình tôi có 1 hecta đất ruộng, mấy năm trở lại đây sản lượng thu được bị giảm sút nhiều so với những năm trước đó, tôi nghĩ do đất không đủ chất dinh dưỡng nên đã mua thêm mấy xe đất đắp bồi thêm. Khi chúng tôi đang tiến hành san bằng và tản đều đất thì bên xã xuống lập biên bản và yêu cầu nộp phạt. Tôi vẫn chưa hiểu rõ vi phạm của mình và mức xử phạt thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi!

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt.

Trước tiên, để kết luận việc san lấp đất trong trường hợp của bạn có vi phạm pháp luật hay không, bạn cần hiểu rõ một số khái niệm như sau:

– Đất ruộng là gì?

Đất ruộng là một cách nói phổ biến trong dân gian thay cho cụm từ đất nông nghiệp. Theo quy định tại Điểm a khoản 1 điều 10 Luật đất đai 2013, đất ruộng là loại đất trồng cây hàng năm (gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác) thuộc nhóm đất nông nghiệp. Với đặc thù là nguồn lực chính của ngành nông nghiệp nên việc sử dụng, cải tạo đất ruộng và các thủ tục khác phải tuân thủ theo quy định của Luật đất đai và các văn bản pháp lý khác có liên quan.

– Hiểu thế nào về san lấp đất?

San lấp đất là việc làm phẳng bề mặt địa hình vùng đất, là việc san phẳng/lấp đất từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao/ thấp khác nhau theo chủ định trước của con người.

Tự ý san lấp đất ruộng có vi phạm pháp luật?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013, hủy hoại đất là một trong những hành vi bị nghiêm cấm, theo đó:

“Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đất khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hợp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận;

b) Làm suy giảm chất lượng đất trong các trường hợp: làm mất hoặc giảm độ dầy tầng đất đang canh tác; làm thay đổi lớp mặt của đất sản xuất nông nghiệp bằng các loại vật liệu, chất thải hoặc đất lẫn sỏi, đá hay loại đất có thành phần khác với loại đất đang sử dụng; gây xói mòn, rửa trôi đất nông nghiệp;

c) Gây ô nhiễm đất là trường hợp đưa vào trong đất các chất độc hại hoặc vi sinh vật, ký sinh trùng có hại cho cây trồng, vật nuôi, con người;

d) Làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà dẫn đến không sử dụng đất được theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất;

đ) Làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định là trường hợp sau khi thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà phải đầu tư cải tạo đất mới có thể sử dụng đất theo mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.” (Khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP)

Từ những định nghĩa và quy định nêu trên, có thể thấy hành vi san lấp đất ruộng trực tiếp dẫn đến thay đổi độ dốc bề mặt đất, làm bề mặt đất thấp hơn/ nâng cao hơn so với thửa đất liền kề (nếu không được sự cho phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền) được coi là hành vi hủy hoại đất và bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:

“1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

…”

Đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

– CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT –
“Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật”

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: congtyluatsaoviet@gmail.com

Bạn đang xem bài viết: Tự ý san lấp đất ruộng có bị xử phạt không?. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts