Từng bước chăm sóc cá rồng luôn khỏe mạnh
MỚI NUÔI CÁ RỒNG THÌ NÊN NUÔI BỐI HAY HUYẾT??? MỚI NUÔI CÁ RỒNG THÌ NÊN NUÔI BỐI HAY HUYẾT??? Từng bước chăm sóc cá rồng luôn khỏe mạnh Với những người yêu thích nuôi cá cảnh thì cá rồng là một loài được đông đảo giới nuôi cá rồng yêu thích bởi vẻ sang…
Từng bước chăm sóc cá rồng luôn khỏe mạnh
Với những người yêu thích nuôi cá cảnh thì cá rồng là một loài được đông đảo giới nuôi cá rồng yêu thích bởi vẻ sang trọng và đặc biệt mang lại yếu tố phong thùy cho người chơi giúp đem lại may mắn và điều lành cho gia chủ. Giá của cá rồng thường rất cao. Do đặc tính nên cá rồng chăm sóc và nuôi rất khó. Chính vì thế làm sao để có thể chăm sóc cá rồng luôn khỏe mạnh thì không phải ai cũng có thể làm tốt. Hãy cùng chúng tìm hiểu kĩ hơn về cách chăm sóc cá rồng nhé!
1. Chọn giống tốt
Việc chọn giống cá rồng rất quan trọng nó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của cá sau này. Chọn giống cá rồng bằng cách thông qua các hình dáng màu sắc, miệng, râu, nắp mang, mắt, vảy,…
2. Số lượng nuôi
Nếu bể cá cảnh nhà bạn nhỏ thì nên chỉ nuôi một con còn nếu muốn nuôi nhiều thì nên nuôi trong các hồ lớn vì cá rồng sống theo kiểu lãnh địa nếu sống tập thể trong hồ nhỏ thì dẫn đến sự tranh giành còn sống trong hồ lớn thì có thể dung hòa chúng lại được. Hồ cá để nuôi cá rồng nên có kích thước tối thiểu 60x40x40 hoặc lớn hơn.
3. Bể nuôi cá rồng
Bể nuôi cá rồng chính là môi trường để cho cá rồng có thể sinh trưởng và phát triển tốt nên cần đặc biệt lưu ý đến điều này. Là loài cá cảnh thích bơi nổi trên mặt nước nên chiều cao của hồ không hẳn là yếu tố bắt buộc so với chiều dài và rộng của chúng, ví dụ, cá nhỏ khoảng 15cm thì 1 hồ có kích thước 120 x 45 x 45cm, nếu khoảng 30cm trở lên thì hồ dài 180 x 60 x 45 cm là lý tưởng nhất.
– Địa điểm đặt hồ phải là nơi vắng vẻ ít người qua lại để tránh stress cho cá, áp lực chung quanh dễ ảnh hưởng đến màu nền của cá đặc biệt là loại Kim long quá bối, ánh sáng mặt trời cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng cho cá lên màu, tốt nhất là đặt hồ cá chỗ nào có tiếp thu ánh sáng mặt trời tự nhiên vào buổi sáng hoặc chiều. Vào buổi tối, không nên tắt điện quá nhanh, tốt nhất là bật đèn phòng vài phút trước khi tắt đèn hồ. Nếu bóng tối đến quá nhanh sẽ làm cho cá hoảng hốt đôi khi nhảy lung tung và gây thương tích.
4. Nắp đậy tránh bụi hoặc rác bẩn
Nắp đậy hồ là bộ phận không thể thiếu của các hồ cá rồng vì cá rồng nổi tiếng là loài nhảy cao vô địch ở vùng hoang dã. Nếu bạn có chừa khoảng trống thì phải nhỏ hơn cỡ đầu của cá, đối với các con lớn hơn thì nên lấy vật nặng như cục gạch đè lên để tăng thêm sức nặng của nắp. Rất nhiều chú rồng lớn đã đột tử vì nhảy ra khỏi hồ mà chủ nhân không hay biết.
5. Địa điểm đặt bể cá rồng
Cá rồng mang yếu tố phong thủy rất mạnh vì vậy đặt đúng phong thủy sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ, địa điểm đặt hồ cá rồng nên chọn nơi ít người vì điều đó làm giảm căng thẳng cho cá, nên đặt gần nơi có ánh sáng mặt trời vào buổi tối nhớ bật đèn cho cá và không tắt đèn đột ngột điều đó làm cá hoảng sợ và nhút nhát.
6. Nhiệt độ nước luôn cần ổn định
Cần chú ý đến nhiệt độ nước vì nó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và là môi trường sống của cá rồng, nhiệt độ nước thích hợp nuôi cá rồng khoảng từ 29 -32 độ C. Cần kiểm tra thường xuyên nhiệt độ nước bằng nhiệt kế để cân chỉnh cho cá tăng trưởng và phát triển tối đa.
7. Luôn chú ý tới độ PH
Điều kiện thích hợp để nuôi cá rồng đòi hỏi độ PH giao động từ 6.5 đến 7.5 , việc thay đổi độ PH đột ngột trong bể cá sẽ dẫn đến cá bị bệnh và yếu đi do vậy nên kiểm tra độ PH thường xuyên và định kỳ.
8. Cách thay nước
Nên thay nước định kỳ từ 1 – 2 tuần thay nước một lần, một lần thay từ 30 – 50% lượng nước và chú ý kiểm tra nhiệt độ và PH khi thay .
9. Cách cho cá rồng ăn
Cho ăn đúng cách cũng là yếu tố tối quan trọng trong việc nuôi cá rồng cho khỏe mạnh. Dù 80% màu sắc tự nhiên của cá là do gene từ cha mẹ, tuy nhiên nếu cung cấp cho cá đầy đủ thức ăn bổ dưỡng sẽ không hạn chế sự phát triển vẻ đẹp của cá. Bạn nên thay đổi nhiều loại thức ăn như tôm nhỏ ở chợ, tép tươi, dế, gián, trùn sữa, nhái con, cá xiêm, con rít, thức ăn khô… Nếu muốn cá phát triển màu đỏ thì nên cho ăn tôm nhỏ hoặc tép nguyên vỏ (vỏ có chứa chất carotenoid kích thích màu) là bữa ăn chính. Riêng tôm chợ nên chia thành gói nhỏ để giữ được sự tươi sống của nó.
Bạn chỉ nên mua dế và gián do người nuôi để tránh cá bị ngộ độc bởi thuốc diệt côn trùng mình thường hay dùng trong nhà. Những loại cá nhỏ như cá xiêm, 3 đuôi, nhái con phải chắc chắn là đã nuôi riêng khoảng 1 tuần trước khi làm mồi cho cá rồng vì những loại này có chứa những loại giun sán độc sẽ lây nhiễm qua cá dễ dàng. Điều quan trọng là nên cho cá ăn những thức ăn có độ dinh dưỡng cao để đảm bảo cho sự trưởng thành.
Cho cá dưới 25 cm ăn 1 ngày 2-3 lần. Lớn hơn nữa thì 1 lần trong ngày là. Đừng cho ăn no quá, chỉ nên cho ăn khoảng 70% thì cá sẽ không chán đồ ăn. Máy sưởi nên để ở 28-32 độ C vì độ ấm của nước sẽ kích thích cá ăn ngon miệng hơn, dĩ nhiên là sẽ lớn nhanh hơn. Bạn đừng bao giờ để đọng đồ ăn trong hồ lâu vì nó sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, do vậy nên dùng vợt vớt những đồ ăn thừa và phân cá trong hồ ra càng sớm càng tốt ngay sau mỗi bữa cho ăn.