Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi bò lấy sữa

Tham quan mô hình nuôi bò công nghệ cao với quy mô 20000 con Tham quan mô hình nuôi bò công nghệ cao với quy mô 20000 con ông nghệ sinh học đang phát triển rất nhanh và ứng dụng của nó trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hơn nửa…

Tham quan mô hình nuôi bò công nghệ cao với quy mô 20000 con
Tham quan mô hình nuôi bò công nghệ cao với quy mô 20000 con

ông nghệ sinh học đang phát triển rất nhanh và ứng dụng của nó trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hơn nửa thế kỉ qua, công nghệ gieo tinh nhân tạo và công nghệ phôi đã tạo ra một bước nhảy vọt về năng suất và chất lượng giống gia súc, đặc biệt là đối với bò sữa.

1/ Công nghệ gieo tinh nhân tạo (Atifical Insemination- AI)

Lịch sử phát triển

Gieo tinh nhân tạo (GTNT) là những kĩ thuật được sử dụng để lấy tinh trùng của con đực đưa vào đường sinh dục của con cái mà vẫn cho hiệu quả thụ thai và sinh sản tương đương so với giao phối tự nhiên.

ăm 1900, lần đầu tiên GTNT được thực hiện trên bò bởi Ivanov (Nga), nhưng mãi đến năm 1950 công nghệ này mới phát triển hoàn chỉnh. Tháng giêng năm 1951 con bê đầu tiên đã được Stewart (Anh) báo cáo sinh ra từ tinh đông lạnh. Từ nửa sau của thế kỷ 20, việc ứng dụng GTNT vào chăn nuôi gia súc phát triển mạnh, nhất là ở các nước Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Đan Mạch và Hà Lan. Vào giai đoạn 1955-1960, 50% đàn bò của các nước châu Âu đã được phối giống bằng biện pháp GTNT. Những năm gần đây số bò được GTNT tăng lên 90% ở châu Âu, ở Mỹ.

Theo thống kê của FAO, năm 1991 cả thế giới mỗi năm sản xuất hơn 200 triệu liều tinh bò. Từ năm 1980-1991 mỗi năm có 46-57 triệu lượt GTNT được thực hiện trên bò. Trên thế giới hàng năm có khoảng trên 50 triệu lượt trâu bò được phối giống bằng kỹ thuật nhân tạo. 99% số bò sữa được gieo tinh nhân tạo.

Phát triển công nghệ AI tại Việt Nam

Đầu những năm 1960 Việt Nam đã áp dụng GTNT trên bò sữa bằng tinh lỏng. Năm 1972 -1973 nước ta bắt đầu sản xuất thử tinh đông viên tại trung tâm Moncada dưới sự trợ giúp của Cuba. Năm 1974 dùng tinh đông viên để phối giống cho bò. Năm 1978 sản xuất thành công tinh trâu đông lạnh. Năm 1998 sản xuất tinh cọng rạ trên dây chuyền sản xuất của Đức dưới sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Sau những năm 2000, công nghệ sản xuất tinh cọng rạ được cải tiến nhằm nâng cao chất lượng tinh cọng rạ cũng như quy trình sản xuất dưới sự giúp đỡ của tổ chức JICA Nhật bản.

Bạn đang xem bài viết: Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi bò lấy sữa. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts