Vì sao diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại tăng trên 2 lần?

Vì sao diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại tăng trên 2 lần? Trong 8 tháng năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 38.736 ha, gấp trên 2 lần so với cùng kỳ năm 2019 Tại hội nghị Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm…

Vì sao diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại tăng trên 2 lần?

Trong 8 tháng năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 38.736 ha, gấp trên 2 lần so với cùng kỳ năm 2019

Tại hội nghị Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sáng 3/9 tại Hà Nội, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, trong 8 tháng năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 38.736 ha, gấp trên 2 lần so với cùng kỳ năm 2019; ngoài ra có khoảng 6.160 lồng, bè, vèo, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại.

Trên tôm, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 36.605 ha, cao gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 94,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại và chiếm gần 6% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước.
Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh 4.490 ha, chiếm gần 12,27% tổng diện tích tôm bị thiệt hại, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Tuy nhiên, diện tích tôm nuôi thiệt hại nhưng không xác định được nguyên nhân là gần 29.857 ha, chiếm 81,56% trong diện tích tôm bị thiệt hại. Còn lại là diện tích tôm bị thiệt hại do biến đổi môi trường, thời tiết.
Cục Thú y dự báo diện tích tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại có thể tăng mạnh trong thời gian tới do các điều kiện bất lợi của thời tiết như: nắng nóng kéo dài, hạn hán, bão lũ, xâm nhập mặn…

Do đó cần có giải pháp khắc phục như quản lý mùa vụ nuôi, có ao lắng để trữ nước sử dụng khi cần thiết, chỉ thả giống khi bảo đảm điều kiện nuôi, nghiên cứu điều chỉnh quy trình nuôi phù hợp, tổ chức lấy mẫu đối với những diện tích bị thiệt hại để xác định nguyên nhân, áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng, chống dịch bệnh.
Với cá tra, tổng diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại là hơn 766 ha, tăng 11,87 lần so với cùng kỳ năm 2019, chiếm trên 19% tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước (diện tích thả nuôi cá tra là 4.016 ha).

Một số bệnh chủ yếu thường gặp trên cá tra là bệnh gan thận mủ, bệnh do ký sinh trùng, bệnh xuất huyết…
Thiệt hại trên các loài thủy sản khác gần 1.365 ha, chủ yếu là diện tích nuôi nghêu/ngao, tôm càng xanh và một số loài thủy sản nước ngọt khác.

Theo Cục Thú y, cả nước có có 43/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản; trong đó có 26 tỉnh, thành phố đã bố trí gần 86,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, có 3 tỉnh không bố trí riêng kinh phí cho việc phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Số lượng các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm về nuôi tôm có kế hoạch và có bố trí kinh phí còn rất thấp, không đủ để triển khai việc phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là hoạt động giám sát chủ động đã và đang phát huy hiệu quả trong nhiều năm qua, ông Phạm Văn Đông cho hay.

Trước tình trạng tôm nuôi thiệt hại nhưng không xác định được nguyên nhân với gần 30.000 ha, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, Cục Thú y cần nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản quốc gia như các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm để có kế hoạch giám sát cũng như nguồn lực phòng, chống dịch bệnh.

Cục Thú cũng cho biết, cả nước có 3 cơ sở nuôi cá chép Koi đã được Cục Thú y đánh giá cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh xuất huyết mùa xuân do vi rút và bệnh KHV trên cá (SVC); 1 cơ sở sản xuất tôm giống và 1 cơ sở sản xuất tôm thương phẩm của Công ty cổ phần Việt Úc – Bạc Liêu.

Ngoài ra, có 5 cơ sở đăng ký với Cục Thú y để xây dựng hoặc hỗ trợ cơ sở an toàn dịch bệnh trên tôm theo quy định của Việt Nam và OIE gồm: Tập đoàn Việt Úc, Công ty Cổ phần Thực phẩm Trung Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty TNHH thủy sản Đắc Lộc/.

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi để cùng chia sẻ và lan tỏa.

Ban nội dung SĐT/Zalo: 0981.935.283

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn

Bạn đang xem bài viết: Vì sao diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại tăng trên 2 lần?. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts