Xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang: Chia chác đất công

T153 mua nhiu cũng bán đất xã Thạnh Tân Huyện Tân Phước Tiền Giang Đt 0366400217 T153 mua nhiu cũng bán đất xã Thạnh Tân Huyện Tân Phước Tiền Giang Đt 0366400217 Khu đất mà ông Phan Văn Hà trả lại để cấp cho dân nghèo nhưng đã về tay… cán bộ “nghèo” Dọc tuyến…

T153 mua nhiu cũng bán đất xã Thạnh Tân Huyện Tân Phước Tiền Giang Đt 0366400217
T153 mua nhiu cũng bán đất xã Thạnh Tân Huyện Tân Phước Tiền Giang Đt 0366400217

Khu đất mà ông Phan Văn Hà trả lại để cấp cho dân nghèo nhưng đã về tay… cán bộ “nghèo”

Dọc tuyến kênh Tràm Mù về hướng trụ sở UBND xã Thạnh Tân là những cánh đồng trồng khóm bạt ngàn. Một số thửa có treo biển bán đất. Từ khi tỉnh đầu tư đào kênh, trải sỏi đỏ con đường này, giá đất ở đây vọt lên rất cao. Những miếng đất nằm cặp kênh này được rao bán với giá không dưới 100 triệu đồng/ha. Ông Hai Luyện, một đảng viên lão thành vùng đất này, cho biết chưa bao giờ đất đai ở đây hiện lại lên cơn “sốt” như thế, nhưng vẫn không thể “sốt” bằng chuyện các cán bộ địa phương thi nhau xà xẻo đất công.

Nhắc lại “hành trình” của thửa đất số 964 rộng 11.950m2 nằm cặp kênh ranh Thạnh Mỹ-Thạnh Tân, người dân ở ấp 2, xã Thạnh Tân vẫn còn bất bình. Lô đất này được UBND huyện cấp cho ông Phan Văn Hà (ở phường 4, TP Mỹ Tho). Do không có điều kiện sản xuất, ông Hà đã gặp chính quyền địa phương trả lại sổ đỏ để địa phương xét cấp cho người nghèo. Ngày 8-9-2003, UBND huyện Tân Phước ra quyết định thu hồi phần đất này và giao cho xã Thạnh Tân quản lý.

Có lẽ sợ đất để lâu bị… bốc hơi nên đúng một tuần sau, ngày 16-9-2003 UBND xã có tờ trình đề nghị huyện xét cấp phần đất trên cho ông Trần Tuấn Khải (con ruột của chủ tịch xã Trần Văn Được). Căn cứ đề nghị của phòng địa chính, ngày 26-9-2003 UBND huyện ra quyết định cấp đất cho ông Khải. Có điều sau khi bỏ vốn khoảng 17 triệu đồng lên liếp trồng khóm, ông Khải đã bán lại cho ông Nguyễn Văn Công ở thị trấn Mỹ Phước với giá 58 triệu đồng, hưởng chênh lệch 41 triệu đồng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, “hội đồng” được lập để xét cấp đất cho ông Khải hồi tháng 9-2003 chỉ có hai người là bí thư Huỳnh Tước và chủ tịch Trần Văn Được (?).

Trước đó, khi thấy quĩ đất thuộc ấp 1 còn nhiều, UBND xã đã tự ý cấp cho 23 hộ với diện tích hơn 231.000m2, trong đó có 22 cán bộ đang công tác tại xã lúc bấy giờ và hộ còn lại là ông Nguyễn Văn Phước (cha ruột cán bộ địa chính Nguyễn Văn Lộc – hiện là phó chủ tịch xã). Điều đáng nói là trước khi được cấp đất, đa số các hộ này đều đã có đất sản xuất ổn định tại địa phương, không thuộc diện khó khăn cần phải cấp đất canh tác. UBND xã còn tự ý “cắt” cho ông Nguyễn Tấn Giàu (nguyên là chủ tịch xã Thạnh Tân, hiện là cán bộ Phòng VHTT-TDTT huyện Tân Phước) lô đất 14.104m2.

Theo chủ tịch xã Nguyễn Tiến Hưng, hiện xã chỉ còn một lô đất quĩ rộng khoảng 1ha ở cặp kênh ranh Thạnh Mỹ -Thạnh Tân dùng để làm nghĩa địa

Năm 1997 UBND xã còn hào phóng “xẻ thịt” 13 lô đất thổ cư diện tích 46.410m2 cấp cho cán bộ xã để cất nhà ở. Nhưng mãi đến ngày 10-5-2004 UBND xã mới có tờ trình đề nghị UBND huyện ra quyết định cấp đất cho chín hộ này. Có lẽ do nghi ngờ việc cấp đất không bình thường nên UBND huyện vẫn chưa có quyết định giao đất.

Ngoài chuyện xà xẻo, chia chác đất công, nhiều cán bộ xã Thạnh Tân còn nổi tiếng quan liêu, tắc trách. Ngay cả một cán bộ “bé bé con con” như cán bộ địa chính Nguyễn Văn Lộc cũng có thể “hành” người dân địa phương sống dở, chết dở. 18 hộ dân ở ấp 2 cho biết: năm 2001, họ có đến UBND xã gặp ông Lộc để đăng ký làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ). Hơn bốn năm nay, 18 hộ này đã tới UBND xã hàng trăm lần nhưng vẫn chưa làm được giấy. Bây giờ khi đã lên chức phó chủ tịch xã, ông Lộc vẫn thờ ơ, chẳng đả động gì đến quyền lợi của dân. Các hộ này cho biết do không có giấy CNQSDĐ, họ không thể vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất. Cuộc sống gia đình họ hết sức khó khăn nhưng chẳng biết kêu ai!

Ông Võ Văn Ân, chánh Thanh tra huyện Tân Phước, mới đây cho biết trong quá trình xác minh đơn khiếu nại của người dân tại xã Thạnh Tân, cơ quan chức năng đã phát hiện bốn cán bộ đang công tác ở Phòng Tài nguyên – môi trường huyện cũng tham gia “xí phần” tại khu đất quĩ 5A-5B (thuộc ấp 3). Năm 1999 UBND xã Thạnh Tân lập danh sách đề nghị huyện ra quyết định giao đất cho 81 hộ dân sản xuất tại khu đất quĩ 5A-5B. Tuy nhiên khi kiểm tra thực tế thì lòi ra đến 85 hộ được cấp đất chứ không phải 81.

Rà soát danh sách xã đề nghị cấp đất, cơ quan chức năng dễ dàng phát hiện bốn hộ “từ trên trời rơi xuống” này là: Nguyễn Văn Lo (trưởng Phòng Tài nguyên – môi trường) và ba cán bộ Huỳnh Hồng Khải, Huỳnh Văn Hoàng và Võ Văn Tươi. Điều đáng nói là các cán bộ này có được giấy CNQSDĐ rất dễ dàng dù thiếu hàng loạt thủ tục cần thiết như: đơn xin cấp đất, ý kiến xét duyệt của hội đồng, quyết định giao đất của UBND huyện… Tổng diện tích mà bốn vị này “xí phần” là 38.480m2. Tuy nhiên sau khi xí được đất, họ đã sang bán để tránh bị phát hiện.

Theo một cán bộ trong đoàn thanh tra đất đai xã Thạnh Tân, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đất công của các cán bộ này là nghiêm trọng. Vì nó làm người dân mất niềm tin vào hệ thống chính quyền cơ sở tại địa phương. Thử hỏi một người dân bình thường nếu không có đơn xin cấp đất, không được chính quyên xã Thạnh Tân xác nhận, không được hội đông xét duyệt đông ý đê nghị câp đât, không có quyết định giao đất của UBND huyện thì có được tấc đất nào để đem bán hưởng lợi như vậy không?

Bạn đang xem bài viết: Xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang: Chia chác đất công. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts