Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng phương pháp vi sinh – Môi Trường Vĩnh Tâm

HỮU CƠ VI SINH 068, HOÀN TOÀN MỚI. HỮU CƠ VI SINH 068, HOÀN TOÀN MỚI. Chi phí đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi khá cao.Vì vậy, đa số các trại chăn nuôi chỉ xử lý chất thải bằng biogas và có thể xả trực tiếp ra môi…

HỮU CƠ VI SINH 068, HOÀN TOÀN MỚI.
HỮU CƠ VI SINH 068, HOÀN TOÀN MỚI.

Chi phí đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi khá cao.Vì vậy, đa số các trại chăn nuôi chỉ xử lý chất thải bằng biogas và có thể xả trực tiếp ra môi trường. Đều này làm cho tình trạng ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn.

Nếu không xử lý đúng cách, nước thải xử lý biogas sẽ có màu vàng tươi, mùi khó chịu. Đây cũng chính là nguyên nhân làm kênh rạch bị đen, bốc mùi hôi thối. Mùi hôi thối không những gây cho người dân xung quanh ảnh hưởng mà kể cả người chăn nuôi cũng thấy khó chịu.

Nước thải chăn nuôi heo chủ yếu phát sinh từ khâu vệ sinh heo và chuồng trại. Trong nước thải chứa phân, nước tiểu, thức ăn thừa…Đặc trưng của nước thải chăn nuôi heo là ô nhiễm hữu cơ, N, P cao và chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh.

Mục lục

Nước thải chăn nuôi có thành phần và tính chất gì?

Quá trình chăn nuôi lợn sẽ phát sinh một lượng chất thải rất lớn: vào khoảng 20m3/1000 heo(lợn) thịt. Hiện nay, toàn bộ lượng thải + phân lợn từ quá trình rửa chuồng trại, duỗi phân,… đều được gom vào bể biogas xử lý và thu hồi khi khí biogas để tái sử dụng.

Tuy nhiên nước thải sau khi qua bể biogas xử lý không triệt để được hàm lượng BOD, COD, Amoni, Phot pho có trong nước thải thì nó đã được xả trực tiếp ra kênh rạch, ao hồ…Điều này có tác hại rất lớn đến môi trường và sức khỏe con người trên nhiều phương diện: gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, mổi trường không khí, môi trường đất và các sản phẩm nông nghiệp khác. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiều căn bệnh về hô hấp, tiêu hóa, do trong chất thải có chứa nhiều vi sinh vật gây bện như khuẩn E.coli, coliform, trứng giun sán; đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm, long móng, dịch bệnh tai xanh có thể lây lan nhanh chóng đe dọa đến sức khỏe của con người và cả môi trường sống xung quanh.

Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo

Trong nước thải, các hợp chất hữu cơ chiếm 70 – 80%. Gồm protit, axit amin, chất béo, hydrat cacbon…dễ phân hủy sinh học và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Do đó xử lý bằng phương pháp sinh học là biện pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên, nếu áp dụng các công trình sinh học nhân tạo thì chi phí đầu tư và vận hành cao. Nên sẽ làm tăng giá thành heo, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nuôi heo. Vì vậy, cần chọn giải pháp có chi phí thấp. Quy trình đề nghị như sau:

Nước thải trước tiên được thu gom về bể biogas.

Vì đa phần các hợp chất hữu cơ trong nước thải dễ phân hủy. Nên khi qua bể biogas, khoảng 50% – 60% COD và 70% – 80% cặn lơ lửng bị loại bỏ. Từ bể biogas, nước thải được dẫn vào ao lọc sinh học kỵ khí có giá thể xơ dừa làm lớp đệm sinh học.

Trong quá trình màng

Vi sinh vật cố định bám dính và phát triển tên bề mặt vật liệu đệm rắn và tạo thành lớp màng sinh học. Ở đây, xảy ra quá trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh kỵ khí. Chúng sẽ chuyển hóa những hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản, dễ phân hủy hơn. Hoặc tạo thành các sản phẩm cuối cùng như CO2, CH4, H2S, NH3…

Xơ dừa ngoai ưu điểm có khả năng chứa nhiều vi sinh trong một đơn vị thể tích còn đóng vai trò giữ cặn vì vậy cho phép tăng hiệu qủa xử lý BOD và COD.

Ao tùy nghi

Sau khi ra khỏi ao lọc sinh học kỵ khí, nước thải được đưa vào ao tùy nghi với thời gian lưu khoảng 10 ngày. Quá trình khư chất ô nhiễm trong hồ được tiến hành bởi hoạt động của vi sinh hếu khí, kỵ khí, tùy nghi. Sự phân bố quần thể các vi sinh này diễn ra theo chiều sâu của hồ.

Ao lọc sinh học bậc 1 và bậc 2

Tùy ao tùy nghi, nước thải này chảy thủy tĩnh vào ao lọc sinh học bậc 1 và bậc 2. Nhìn chung, pH sau quá trình này thường đạt giá trị trung tính (pH = 7). Tại ao lọc sinh học bậc 1, hiệu quả khử COD đạt 50 – 68%. Ao lọc sinh học bậc 2 cho hiệu qủa khử COD đạt 15% – 50%.

Như vậy, áp dụng ao sinh học hiếu khí (bậc 1 và bậc 2) cho phép khử 80% – 90% COD, 50 – 78% COD, 80 – 86% Nito.

Nước sau xử lý nên sử dụng cho mục đích tưới tiêu (hạn chế xả thải) vì các trại chăn nuôi thường được bố trí cạnh các khu nông nghiệp hoặc dùng để tưới cây.

Sử dụng vi sinh kỵ khí Biofix 114 để xử lý nước thải chăn nuôi heo

Biofix 114 là sản phẩm được nghiên cứu sự kết hợp của các khoáng chất sinh học và chất kích thích sinh học nhằm thúc đẩy quá trình phân hủy kỵ khí. Bao gồm các chủng vi sinh được chọn lọc nhằm làm tăng lượng sinh khối bổ trợ cho quá trình phân hủy kỵ khí. Cứ mỗi gram của sản phẩm chứa hàng tỷ bào tử vi sinh vật, giúp tăng cường thúc đẩy quá trình phân hủy sinh học tạo ra khí CH4.

Vi sinh xử lý nước thải BioFix là sản phẩm côt lõi của dòng sản phẩm vi sinh môi trường, chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. Chuyên dùng giảm BOD, COD, TSS cho nước thải đa ngành như: công nghiệp, sinh hoạt, đô thị, ngành cao su, ngành dệt nhuộm

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VĨNH TÂM

Địa chỉ: Số A12/85 Đường 1A, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. HCM

VPGD: 240 Võ Văn Hát, Phường Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Hotline: 0932 884 877 – 0907 771 622 – 0796 155 955 – 0789 377 177 – 0931 791 133 – 0987 632 531

Email: [email protected]

Fanpage: Vĩnh Tâm – Cung cấp giải pháp xử lý môi trường

Youtube: BIOFIX VIỆT NAM

Bạn đang xem bài viết: Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng phương pháp vi sinh – Môi Trường Vĩnh Tâm. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts