Xương rồng: 4 loại bệnh hại thường gặp trên cây

Xương rồng là loài cây có sức sống mãnh liệt dù ở môi trường khắc nghiệt như thế nào. Vì thế mà chúng ta thường nghĩ rằng cây xương rồng dễ trồng và không mấy khi mắc bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây vẫn mắc phải một số bệnh….

Xương rồng là loài cây có sức sống mãnh liệt dù ở môi trường khắc nghiệt như thế nào. Vì thế mà chúng ta thường nghĩ rằng cây xương rồng dễ trồng và không mấy khi mắc bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây vẫn mắc phải một số bệnh.

Vậy đâu là nguyên nhân và cách phòng trừ? Cùng Gốm Sân Vườn tìm hiểu ngay bạn nhé!

Mục lục

  • 1. Rệp sáp hại xương rồng
  • 2. Bệnh thối gốc xương rồng
  • 3. Bệnh đốm than (thán thư)
  • 4. Tuyến trùng hại xương rồng

1. Rệp sáp hại xương rồng

Loài sâu bệnh thường gặp nhất trên cây xương rồng decor chính là rệp sáp.

rệp sáp xương rồng

1.1. Triệu chứng

Dấu hiệu nhận biết là các đốm li ti màu trắng bám trên thân cây. Nếu để lâu, rệp sẽ hút hết chất dinh dưỡng của cây và làm cho cây trở nên xấu xí.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh

Rệp sáp gây bệnh ở xương rồng có tên khoa học là Diaspis echinocacti Bouche, thuộc bộ Cánh Đều, họ Rệp Sáp Hình Thuẫn. Chúng dùng miệng hút nhựa cây xương rồng và khiến cây bị yếu đi.

Rệp cái có hình dáng hơi tròn rộng 1mm, dài 1,2mm, thân lồi lên màu trắng, đôi khi màu hơi vàng, phần giữa vỏ màu nâu sẫm. Rệp đực màu trắng, dài khoảng 1mm.

Mùa sinh sản của chúng từ tháng 5-7 và vào tháng 10. Chúng sẽ sinh sản từ 2-3 lứa mỗi năm.

1.3. Biện pháp phòng trừ

Dùng bàn chải đáng răng để loại bỏ hết rệp ra khỏi cây.

Vào thời gian rệp nở trứng, dùng thuốc DDVP 0,1% hoặc Sumithion 0,1% hoặc pha hỗn hợp lưu huỳnh + vôi 0.5% và Malathion 0,2% để diệt rệp con.

2. Bệnh thối gốc xương rồng

Bệnh thối gốc xuất hiện phổ biến ở tất cả các loại xương rồng. Bệnh có thể gây ra nhiều nguy hiểm với hầu hết các loại xương rồng trồng ở trong nhà.

thối gốc

2.1. Triệu chứng

Xuất hiện ở gốc hoặc những vết thương do chiết cành. Lúc đầu có thể là các đốm thối có nhiều nước màu nâu đen hoặc xám, các chấm mốc màu trắng hoặc đỏ tím ở nơi tiếp giáp của phần khỏe và phần bị bệnh. Khi bệnh lan rộng trên thân, cây có thể bị khô dần và chết.

2.2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thối gốc ở xương rồng di nấm lưỡi liền (Fusarium oxysporum Schlecht) trong lớp nấm bào tử sợi gây ra. Bệnh có thể xuất hiện do việc bón phân chưa hoại, việc chiết ghép hoặc các loại côn trùng gây hại có thể tạo thuận lợi cho nấm phát triển. Độ ẩm càng cao, bệnh càng phát triển mạnh. Nhiệt đô thuận lợi để nấm phát triển là 25 – 30 độ C.

2.3. Biện pháp phòng trừ

Chọn hỗn hợp đất trồng xương rồng và phân hoại không có nấm bệnh. Nếu đất nhiễm bệnh cần được khử trùng bằng Formalin 50ml/m2, đợi đến khi thuốc bay hết hơi mới đem cây vào trồng.

Khử trùng công cụ chiết ghép cây bằng cồn 70 độ.

Với các cây bị bệnh cần nhổ bỏ và đốt đi và tiến hành các biện pháp khử trùng đất.

Định kỳ phun thuốc Daconil 0.1 %

3. Bệnh đốm than (thán thư)

Bệnh thán thư xuất hiện khá phổ biến trên cây xương rồng. Nếu bệnh nặng, cây có thể bị chết khô.

bệnh thán thư xương rồng

3.1. Triệu chứng

Cây bị bệnh thán thư sẽ có các biểu hiện như xuất hiện các đốm nhiều nước màu nâu nhạt. Các đốm này lâu dẫn sẽ bị lõm xuống, trên đốm xuất hiện các chấm đen nhỏ lồi lên gọi là quả nấm.

3.2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh đốm than ở xương rồng gây ra bởi nấm đĩa gai. Nấm đĩa gai có tên khoa học là Colletotrichum. Chúng thuộc lớp bào tử xoang, bộ bào tử đĩa đen. Chúng có lông cứng mọc rải rác, không màu và hình bầu dục dài.

Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa hạ và đầu đông. Bệnh rất hay xảy ra với các loại xương rồng hình cầu.

3.3. Phương pháp phòng trừ

Để cây nơi thoáng gió, nhiều nắng, khôn tưới quá nhiều nước.

Khi bị bệnh cần nhanh chóng phun thuốc Daconil 0,1% hoặc Boocdo 1% hoặc Topsin 0,1% phun nhiều lần cách nhau 7-10 ngày.

4. Tuyến trùng hại xương rồng

Bệnh này xuất hiện chủ yếu trên xương rồng 6 cạnh.

bệnh tuyến trùng

4.1. Triệu chứng

Ở rễ chính và rễ bên của cây sẽ xuất hiện nhiều u bướu nhỏ. Lúc đầu các u bướu này khá nhẵn về sau thô dần. Nếu cắt u ra sẽ thấy nhiều hạt nhỏ màu trắng bên trong, chính là tuyến trùng cái. Các cây bị bệnh có thể sẽ chết khô.

4.2. Nguyên nhân gây bệnh

Tuyến trùng trên xương rồng gây ra bởi tuyến trùng Meloidogyne incognita Chitwood. Tuyến trùng đực và cái là khác nhau. Con đực có miệng phình to, đuôi tù có 1 đôi gai. Con cái có hình như quả lê, ngòi miệng dài hơn con đực, lỗ hậu môn và âm hộ đối xứng với cổ, quanh thân nó có hoa văn như vân tay người. Trứng của tuyến trùng có hình bầu dục và màu vàng nâu.

Mùa đông đến, tuyến trùng sẽ trưởng thành. Trứng và ấu trùng của chúng nừm bên trong đất, đến mùa xuân khi nhiệt độ >12 độ C chúng sẽ hoạt động trở lại. Nhiệt độ lý tưởng cho sự tuyến trùng sinh trưởng là từ 20 – 25 độ C. Độ ẩm mang lại nhiều thuận lợi cho tuyến trùng trong việc đi tìm thức ăn và xâm nhập vào các khu vực rễ cây.

4.3. Phương pháp phòng trừ

Nhổ bỏ những cây bị bệnh, đem đốt đi.

Khi đát nhiễm bệnh, bạn nên khử trùng bằng Nemagon 2%, định lượng 3ml/ 1m2. Sau khi phun thuốc, đậy đất lại bằng túi Nylon để xông hơi trong vòng 15 ngày.

Với những cây bị nhẹ, bạn có thể dùng Furadan bón vào gốc cây từ 5 – 10 g và dùng thêm Nemagon 0,1% phun vào mỗi gốc với liều lượng từ 10 – 15 ml.

Trên đây là một số bệnh mà xương rồng thường mắc phải, để cây luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó bạn cần biết cách chăm sóc xương rồng thích hợp, thường xuyên chú ý đến lá và thân cây để phát hiện ra các dấu hiệu bệnh mới xuất hiện.

Bạn đang xem bài viết: Xương rồng: 4 loại bệnh hại thường gặp trên cây. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts