Ý nghĩa trang trí và kinh nghiệm trồng cho các độc giả
Cây Lan Chi – cách trồng và chăm sóc | How to grow and care Spider plant | Thanh Moc Garden Cây Lan Chi – cách trồng và chăm sóc | How to grow and care Spider plant | Thanh Moc Garden Cây cỏ lan chi có ý nghĩa gì mà được nhiều người săn…
Cây cỏ lan chi có ý nghĩa gì mà được nhiều người săn đón đến vậy ? Cách trồng lan chi ra sao ?.
Lần lọc nội dung gần nhất: 10/12/2020.
A. Phân loại và gọi tên
Xem thông tin sản phẩm cỏ lan chi.
B. Ý nghĩa của lan chi
Không phải nghiễm nhiên mà cỏ lan chi lại được xếp vào dòng cây trồng trong nhà ( houseplants ) được ưa chuộng nhất nhì hiện nay đâu, với hình dáng nhìn phát biết ngay tên tuổi, tuy được gắn mác “cỏ”, nhưng cách mọc lá kiểu tỏa ra như hoa cộng thêm sắc xanh lục tốt tươi quanh năm như không hề có dấu hiệu của “tuổi tác” khiến không biết bao nhiêu con mắt đã “sập bẫy” em nó từ tháng này qua tháng khác.
Mà cái gì hay ho thì rất hay được đem ra bình phẩm, không ngoại lệ, như để tô điểm thêm cho vẻ ngoài chất lừ, cỏ lan chi theo các nhà văn vở học tự khắc trở thành đại diện tiêu biểu cho một sức sống dẻo dai, bền bỉ, thanh cao, không chịu khuất phục trước những khó khăn thách thức, cũng không truy cầu danh lợi.
Trong phong thủy, cỏ lan chi được ví như lá bùa hộ mệnh “xung phong” chấn giữ nơi mềm yếu trong nhà tránh khỏi tà ma, những cái hố xui rủi trong cuộc sống chỉ chực chờ nuốt trọn chủ nhân, hầu cho gia chủ yên tâm công tác.
Địa điểm thích hợp nhất để đặt chậu cảnh cỏ lan chi có thể là bàn làm việc hay bàn tiếp khách, … đủ để khơi mào nguồn năng lượng tích cực vốn ngủ yên sau hằng giờ vật lộn và căng thẳng với công việc. Lá lan chi khi “mài” thêm lên đó những sọc trắng thường được dân tình ví von với cái đầu thông suốt và cái trán xán lạn, luôn điềm tĩnh trong mọi thách thức. Bởi vậy dân văn phòng không có ai là không mến, do vậy thật không ngoa khi nói rằng cỏ lan chi là 1 trong những bửu bối vô giá và là món quà ý nghĩa nhất để dành tặng bạn bè, người thân.
Nếu bạn kinh doanh riêng thì lan chi đúng là một lựa chọn tuyệt vời, bày một chậu nhỏ xinh nơi văn phòng giúp khai thông vượng khí, thu hút tài lộc, may mắn, cửa hàng ngày càng đông khách, làm ăn ngày một phát đạt.
C. Cây cỏ lan chi hợp tuổi nào ?
Cỏ lan chi cho lá màu xanh mướt mắt, một “thức cây” trấn tĩnh tâm lý rất tốt, lại còn là điềm báo tài lộc cho người trồng, nên mệnh hợp thường là mệnh Thủy nhé. Bên cạnh đó, lục trảo thổ cũng rất hợp với người tuổi Mùi.
D. Trồng và chăm sóc cây cỏ lan chi
1. Nhân giống cỏ lan chi
Hiện nay, cỏ lan chi được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp tách gốc, thường sẽ thực hiện vào mùa xuân hoặc những khi thời tiết mát mẻ. Trung bình 1 cây mẹ, cứ 3 năm sẽ có thể đem ra tách gốc 1 lần. Lưu ý khi chọn cây mẹ thì nên chọn những cây khỏe, sinh trưởng tốt, gốc phân nhánh nhiều. Phải bảo đảm khi tách gốc, mỗi cụm gốc phải có ít nhất 5 gốc nhánh nối với nhau. Tiến hành đặt nhẹ nhàng gốc mới vào chậu ươm, sau đó dùng đất đã trộn đá thô, đất mùn, xơ dừa, cát hạt nhỏ để làm giá thể. Nên đặt chậu giống ở những nơi thoáng mát, cung cấp nước đều đặn 2 lần/ngày cho cây.
2. Kinh nghiệm trồng cỏ lan chi
– Đất trồng: Cỏ lan chi phát triển mạnh trên các loại đất mùn, đất phù sa, có nhiều khoáng chất, pH từ 6 – 7,5. Có thể sử dụng thêm các loại bã mùn, xơ dừa, vỏ thông, tro, trấu, trộn chung với phân chuồng ủ mục để tăng thêm dinh dưỡng trong đất.
– Cách trồng: Có thể trồng cây trong chậu hoặc trực tiếp xuống đất vườn, đặt cây ở chính giữa chậu cây hoặc hố trồng, lấp đất đến hết phần cổ rễ, nén chặt xung quanh gốc, để cố định cây. Sau khi trồng xong, nên tưới nước thật đẫm để cây nhanh hồi phục và hòa hợp sớm được với môi trường mới.
3. Cách chăm sóc cỏ lan chi
– Nhiệt độ: Cỏ lan chi chỉ phát triển trong điều kiện nhiệt độ trung bình từ 17 – 25oC, khi nhiệt độ lên cao nên sử dụng giàn tưới phun sương, hoặc dùng mái che để giảm bớt nhiệt độ; hay khi nhiệt độ xuống thấp, có thể thắp sáng xung quanh để làm tăng nhiệt độ.
– Ánh sáng: Vốn là cây thường xanh, ưa bóng râm, cỏ lan chi rất dễ bị cháy nếu để dưới ánh nắng gắt.
– Nước: Cần đảm bảo cỏ lan chi luôn có đủ độ ẩm để phát triển, nên tưới cây ít nhất 1 ngày 1 lần cho cây, nước tưới cho cây nên chọn dòng nước sạch, không nhiễm bệnh.
– Bón phân: Trồng lan chi không cần bón quá nhiều loại phân bón, cách bón cũng không quá phức tạp, cứ 2 tuần/1 lần nên bón thêm xung quanh gốc cây 1 lượng phân chuồng ủ mục vừa đủ là được.
– Cắt tỉa thường xuyên: Công đoạn hay được áp dụng để tăng tính thẩm mỹ, cũng như cắt giảm bớt nguồn dễ tạo nơi cư trú thuận lợi cho mầm bệnh như lá vàng, lá già, lá bị sâu, … định kỳ cứ 2 tháng tiến hành cắt tỉa 1 lần.
E. Bệnh hay gặp trên cây cỏ lan chi
– Bệnh héo rũ, gốc mốc trắng trên cỏ lan chi: Ngoài việc đảm bảo nhiệt độ, ánh sáng, nước, phân bón, độ thông thoáng, … cũng cần chú ý thêm đến tốc độ thoát nước của đất, tránh để cây bị ngập úng trong thời gian dài tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Ngoài ra có thể sử dụng chế phẩm Quintozene hoặc tro bếp để khắc phục tình trạng bệnh trên cỏ lan chi.
– Cỏ lan chi bị vàng lá: Bón phân không đầy đủ sẽ khiến cây bị vàng, khô và già đi ở phần lá, tốt nhất nên bón 2 tuần một lần. Những giống có hoa nên bón thêm một ít đạm. Khi thấy hiệt độ môi trường dưới 4oC cần ngừng bón và tưới nước.