Bài 1 – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam “bòn rút” hàng trăm tỷ từ sinh viên

Thái Bình hướng đến nông nghiệp xanh, sạch, an toàn | HVN – TBTV Thái Bình hướng đến nông nghiệp xanh, sạch, an toàn | HVN – TBTV Đáng buồn là, nhiều sai phạm tồn tại chưa được nhà trường quan tâm khắc phục triệt để, thậm chí tiếp diễn ở mức độ nghiêm trọng…

Thái Bình hướng đến nông nghiệp xanh, sạch, an toàn | HVN – TBTV
Thái Bình hướng đến nông nghiệp xanh, sạch, an toàn | HVN – TBTV

Đáng buồn là, nhiều sai phạm tồn tại chưa được nhà trường quan tâm khắc phục triệt để, thậm chí tiếp diễn ở mức độ nghiêm trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo đối với hàng chục nghìn sinh viên.

Thu trái quy định hàng trăm tỷ đồng của sinh viên

Đầu tiên phải kể đến lĩnh vực tài chính, chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014, Học viện Nông nghiệp Việt Nam mạnh tay “bòn rút” tiền của sinh viên bằng cách thu khoản tiền vượt hoặc ngoài quy định Nhà nước đem gửi ngân hàng(thay vì gửi Kho bạc Nhà nước theo quy định) thu về hơn 122,4 tỷ đồng.

Trong khi đó, phần lớn sinh viện theo học tại nhà trường đều là con em gia đình nông dân có hoàn cảnh khó khăn, còn hạn chế về mặt tài chính để nuôi con ăn học.

Cụ thể, đầu năm 2015, Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận thanh tra số 120/KL-TTCP việc thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về bộ máy, biên chế, tổ chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2011- 2013.

Qua thanh tra cho thấy, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thu vượt và ngoài quy định hơn 80,7 tỷ đồng của sinh viên nhà trường. Theo đó, việc thu kinh phí hỗ trợ đào tạo sau đại học (thực chất là học phí) thu vượt so với quy định với số tiền 43,1 tỷ đồng. Thu lệ phí ngoài quy định với tổng số tiền 22,8 tỷ đồng.

Đáng nói là, Học viện Nông nghiệp Việt Nam không nộp kịp thời, đầy đủ các khoản thu học phí, lệ phí vào kho bạc để kiểm soát chi theo quy định mà gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại để hưởng lãi suất, số lãi tiền gửi 3 năm là 14,8 tỷ đồng.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bức “tâm thư” cúa sinh viên Học viện Nông nghiệp than thở về hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Sinh viên sẽ khó có điều kiện theo học tại nhà trường nếu tăng học phí. Đáp lại bức “tâm thư” của sinh viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam lập tức ban hành văn bản trả lời về việc tăng học phí năm học 2016- 2017 được cơ quan báo chí đăng tải với nội dung, mức học phí mà Học viện áp dụng nằm trong lộ trình tăng học phí được cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Về nguyên tắc, số tiền học phí, lệ phí thu vượt, thu ngoài quy định, lãi tiền gửi từ nguồn học phí, lệ phí phải nộp ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính và căn cứ từ điều kiện thực tiễn, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị xử lý số tiền này như sau: “Học viện Nông nghiệp Việt Nam được quyết toán các khoản thu nêu trên nếu đơn vị chỉ sử dụng cho hoạt động chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất và việc mua sắm đầu tư phải đúng quy định hiện hành của Nhà nước và theo quy chế chi tiêu nội bộ”.

Kết luận thanh tra số 120/KL-TTCP đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý với kết luận và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ và đã chỉ đạo thực hiện tại Văn bản số 1639/VPCP-V.I ngày 10/3/2015 của Văn phòng Chính phủ.

Tuy nhiên, khi tiến hành xét duyệt quyết toán ngân sách năm 2014 đối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đơn vị này tiếp tục bị phát hiện số học phí, lệ phí Học viện Nông nghiệp Việt Nam thu vượt, ngoài quy định của Nhà nước, lãi tiền gửi ngân hàng thương mại lên tới 41,7 tỷ đồng.

Trước sai phạm của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý của Chính phủ tại Văn bản số 2633/BNN-TC về xử lý số tiền vi phạm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Sau đó Văn phòng Chính phủ đề nghị có ý kiến, bên cạnh việc nhất quán quan điểm ban đầu nêu tại Kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đề nghị: “ Nếu việc sử dụng số tiền này không đúng mục đích trên thì phải xử lý thu hồi về ngân sách Nhà nước theo quy định và phải xử lý nghiêm túc việc thu vượt sau khi có kết luận thanh tra(nếu có) cả về kinh tế và hành chính”.

Chi tiêu tùy tiện

Cần nói thêm rằng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng bị “điểm mặt, chỉ tên” nhiều sai phạm trong chi tiêu nội bộ tại Kết luận thanh tra số 120/KL-TTCP.

Cụ thể, trong khi đặt ra khoản thu trái quy định thu hàng trăm tỷ từ sinh viên thì nhà trường chưa quan tâm đầu tư cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Số tiền chi trực tiếp cho công tác đào tạo trên tổng số chi thường xuyên còn thấp. Chi mua sắm thiết bị, vật phẩm, hóa chất phục vụ học tập còn ít, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo( tức là dạy chay).

Thậm chí, nhiều nội dung không thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ như xăng xe, hội nghị, tiếp khách, thăm hỏi, tang lễ, mua xe chở rác, chi trả hợp đồng chở rác thải, sửa chữa đường thoát nước vệ sinh… cũng đưa vào chi chuyên môn nghiệp vụ.

Năm 2011 và 2012, Trường chưa thực hiện trích lập đầy đủ, kịp thời quỹ học bổng theo Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.

Số dư tại quỹ phát triển sự nghiệp và tiền gửi ngân hàng lớn nhưng chưa sử dụng (đến 31/12/2013 là 125,6 tỷ đồng) trong khi nhu cầu vốn đầu tư xây dựng lớn không được đầu tư, việc đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học ít, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.

Tuy nhiên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chi vượt giờ cho giảng viên cao gấp nhiều lần so với quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính và Điều 69 Bộ luật Lao động năm 2004. Tổng số giờ vượt 3 năm là 1.068.389 giờ với tổng số tiền đã thanh toán là 50,2 tỷ đồng.

Các giảng viên có số giờ giảng vượt giờ quy chuẩn cao hơn 10 lần so với giờ chuẩn, lên đến 2.525 giờ.

Bên cạnh sai phạm “khủng” về thu chi tài chính, Ban giám hiệu Học viện Nông Nghiệp Việt Nam buông lỏng quản lý trong sử dụng trụ sở làm việc và cơ sở vật chất của nhà trường. Tình trạng hàng nghìn m2 đất bị sử dụng sai mục đích, xây dựng trái phép tràn lan để cho thuê kinh doanh thu tiền diễn ra suốt nhiều năm và còn tồn tại tới nay gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường học tập của sinh viên nhà trường.

Chúng tôi trở lại vấn đề này ở các bài báo tiếp theo.

Hoàng Long

Bạn đang xem bài viết: Bài 1 – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam “bòn rút” hàng trăm tỷ từ sinh viên. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts