Bệnh gai xương gót chân

Bệnh GAI GÓT CHÂN sẽ biến mất. Nếu bạn biết bài thuốc này ?! Bệnh GAI GÓT CHÂN sẽ biến mất. Nếu bạn biết bài thuốc này ?! Nội dung bài viết I. Nguyên nhân Gai xương gót chân hình thành do lắng đọng canxi tại những nơi thường xuyên chịu các vi chấn thương…

Bệnh GAI GÓT CHÂN sẽ biến mất. Nếu bạn biết bài thuốc này ?!
Bệnh GAI GÓT CHÂN sẽ biến mất. Nếu bạn biết bài thuốc này ?!

Nội dung bài viết

I. Nguyên nhân

  • Gai xương gót chân hình thành do lắng đọng canxi tại những nơi thường xuyên chịu các vi chấn thương trên xương gót, áp lực của việc di chuyển, mang vác, đi lại, trọng lượng cơ thể đè lên xương gót chân, dẫn đến sự hình thành gai xương ở mặt dưới gót chân.

  • Những người tuổi trung niên, người thường xuyên vận động nhiều, khuân vác vật nặng thường rất dễ gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, những người bị thừa cân, béo phì cũng có nguy cơ mắc bệnh này rất cao do sức nặng của cơ thể làm gia tăng áp lực lên bàn chân.
  • Một số những hoạt động thường xuyên nào đó rất dài như chạy, đứng, đi bộ… quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh này xảy ra.
  • Những trường hợp mang giày cao gót quá cao, chịu ảnh hưởng của giày cao gót tác động lên bàn chân khá nhiều gây tổn thương. Đặc biệt với trường hợp giày cao gót ít đệm càng dễ bị đau chân.
  • Trường hợp bị căng cơ đột ngột, do đang đi cầu thang hoặc đi bộ nhón chân.
  • Bị căng gân Achilles: Đây là một nguyên nhân dễ ảnh hưởng đến duỗi mắt cá chân, dễ tổn thương cân mạc gan bàn chân.

II. Triệu chứng GAI XƯƠNG GÓT CHÂN

– Xuất hiện những cơn đau nhức buốt ở gót chân vào buổi sáng sau khi thức dậy, khi bước chân xuống đất. Người bệnh phải đi lại một lúc mới thấy đỡ đau.

– Cơn đau có thể tăng mạnh khi bệnh nhân vận động mạnh, đột đột hoặc kéo dài và chỉ giảm bớt khi bệnh nhân nghỉ ngơi một thời gian.

– Dùng tay đè ấn quanh gót chân hay đứng bằng gót chân cũng có thể gây ra đau chói.

– Lâu dần, cơn đau có thể đến thường xuyên khiến bệnh nhân đi lại khó khăn, bước đi tập tễnh. Trong một số trường hợp nặng có thể dẫn đến đứt gân gan chân.

– Khi chụp phim X-quang sẽ thấy hình ảnh gai xương gót mọc từ mặt dưới xương gót ở vùng gan chân.

III. ĐIỀU TRỊ

+ Điều trị dùng thuốc: Các thuốc giảm đau kháng viêm như: Celecoxib, Meloxicam, Piroxicam, Diclofenac. Một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể tư vấn việc tiêm Corticoid vào vùng viêm

+ Vật lý trị liệu: Các phương pháp như siêu âm điều trị, sóng ngắn, hồng ngoại, các bài tập cho bệnh lý gai xương gót…

+ Điều trị phẫu thuật: Phẫu thuật khi tình trạng đau kéo dài mà các biện pháp khác thất bại. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt lọc mô viêm xơ chai, có thể kết hợp khâu lại điểm bám gân gót hoặc giải ép cân gan chân.

+ Chế độ sinh hoạt: Mang giày vừa với kích cỡ chân, đế giày không quá mềm hay quá cứng. Nghỉ ngơi, tránh mang xách vật nặng, tránh đứng lâu, đi lại nhiều khi đang đau nhiều. Thư giãn bằng cách gác chân cao, mang băng thun, chườm lạnh…

+ Để phòng bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần khởi động kỹ khớp cổ chân và căng cơ chân trước khi luyện tập, chơi thể thao. Có chế độ tập luyện phù hợp, tránh luyện tập quá sức có thể gây tổn thương gân cơ chân. Đối với những người bị béo phì cần cải thiện chế độ dinh dưỡng thích hợp và vận động hiệu quả để duy trì cân nặng hợp lý.

Y học cổ truyền kết hợp cùng châm cứu, xoa bóp: Tùy từng trường hợp, thầy thuốc sẽ sử dụng các vị thuốc để hành khí hoạt huyết, có thể kết hợp thêm các vị thuốc, vị trí châm cứu phù hợp.

Một số bài thuốc điều trị gai gót bằng y học cổ truyền

  • Bài 1: Xương rồng gai một đoạn, loại bỏ hết gai, dùng dao tách làm hai mảnh. Buổi tối, trước khi đi ngủ, rửa sạch chân, lau khô rồi lấy miếng xương rồng đắp trùm lên chỗ đau ở gót chân, dùng vải băng buộc chặt, cố định trong 12 giờ trở lên, ngày hôm sau thay miếng xương rồng khác, làm liên tục như vậy trong 7 ngày.
  • Bài 2: Rễ cây đỗ tương (phần dưới mặt đất) 500g sắc kỹ rồi ngâm chân hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ trong 40 đến 60 phút.
  • Bài 3: Đậu phụ lượng vừa đủ. Cho đậu phụ vào nồi hấp cách thủy thật nóng rồi đổ ra chậu, lúc đầu đặt hờ bàn chân ở phía trên để xông hơi, chờ đậu phụ nguội bớt thì hạ chân xuống đặt lên trên đậu phụ để chườm. Khi đậu phụ nguội thì lại lấy ra hấp nóng và chườm tiếp, cứ như vậy lặp đi lặp lại từ 3 – 5 lần.
  • Bài 4: Dấm ăn 2 lít đun nóng tới độ có thể cho chân vào ngâm được, đổ ra chậu rồi ngâm chân từ 30 đến 60 phút (trong quá trình ngâm, khi dấm nguội thì đun lại). Thông thường ngâm chân 10 đến 15 ngày thì bắt đầu đỡ đau, ngâm liên tục trong 1 tháng sẽ hết đau. Chú ý, dấm đã ngâm có thể dùng đi dùng lại nhiều lần để tiết kiệm.
  • Bài 5: Thảo ô, tế tân và phòng phong lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, trước khi đi lấy một chút bột thuốc rắc vào đế giầy dép. Chú ý thảo ô có độc nên không được uống.
  • Bài 6: Đương quy 20g, xuyên khung 15g, nhũ hương 15g, một dược 15g, chi tử 15g. Tất cả sấy khô tán thành bột rồi tùy theo lòng bàn chân to hay nhỏ mà làm dùng vải làm thành tấm lót ở đế giày dép đi hằng ngày dày chừng 0,5cm.
  • Bài 7: Băng phiến 1g, tế tân 6g, thấu cốt thảo 12g. Ba thứ sấy khô, tán vụn rồi làm thành tấm lót trong đế giày dép đi hàng ngày. Nếu không có thấu cốt thảo có thể thay bằng cây phượng tiên hoa (hoa bóng nước).

Bạn đang xem bài viết: Bệnh gai xương gót chân. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts