Bộ kinh nghiệm nuôi cá trê lai chất lượng duy nhất tại Việt Nam
NUÔI CÁ TRÊ PHI TRÊN BỂ NHÌN SƯỚNG CẢ MẮT | THỦY SẢN 365 NUÔI CÁ TRÊ PHI TRÊN BỂ NHÌN SƯỚNG CẢ MẮT | THỦY SẢN 365 Bộ kinh nghiệm nuôi cá trê lai chất lượng duy nhất tại Việt Nam Cá trê lai là con lai giữa cá trê phi đực và cá…
Bộ kinh nghiệm nuôi cá trê lai chất lượng duy nhất tại Việt Nam
Cá trê lai là con lai giữa cá trê phi đực và cá trê vàng cái. Đây là loài cá có khả năng tăng trưởng nhanh và kháng bệnh cao. Do đó nghề nuôi cá trê lai phát triển nhanh chóng ở nước ta. Những phương pháp sau đây có thể giúp bạn nuôi cá trê lai đạt hiệu quả cao.
Đặc điểm sinh học của cá trê lai
Cá trê lai có ngoại hình tương tự cá trê vàng, da trơn nhẵn, đầu dẹp, thân hình trụ, dẹp ở đuôi. Thân có màu xám hoặc nâu vàng xám. Phần bụng màu vàng nhạt có những chấm nhỏ mờ ( lốm đốm nhiều bông cẩm thạch và nhiều chấm trắng nhỏ theo chiều đứng), u lồi xương chẩm có hình gần giống chữ M với các góc tròn.
Chi tiết kinh nghiệm nuôi cá trê lai hiệu quả
Chuẩn bị bể, ao nuôi
Hiện nay, cá trê lai được nuôi phổ biến và đạt hiểu quả theo các loại ao dưới đây:
Bể xi măng, bể lọt bạt
- Tùy vào điều kiện và nhu cầu nuôi để chọn kích thước, hình dạng bể. Tuy nhiên nên ưu tiên chọn bể hình chữ nhật (dễ kéo lưới khi thu hoạch) và kích thước bể có thể 4m² (2×2), bể 6m² (3×2).
- Mực nước trong bể từ 0,6m đến 1m
Bể xi măng
- Ưu điểm: sử dụng lâu dài, bền chắc, dễ thay nước.
- Khuyết điểm: Tốn kém kinh phí, giá thành để chuẩn bị bể cao.
Bể lọt bạt
- Ưu điểm: giá thành rẻ, dễ làm,dễ di chuyển.
- Khuyết điểm: khi thay nước gặp khó khăn,cá trê có thân hình khá lớn và đuôi quạt rất mạnh dễ làm rách bể
Lưu ý: Cả hai bể đều được ứng dụng rộng rãi tuy nhiên nếu bạn muốn nuôi cá trê lai lâu dài thì nên chọn bể xi măng để có thể sử dụng lâu dài.
Cách làm ao, hồ
- Diện tích ao tùy thuộc vào điều kiện của người nuôi ( diện tích thích hợp từ 1000 đến 3000 m²).
Ao cũ: Kiểm tra lại ao vét bùn đáy ao, lấp hang hốc, đốn cây xung quanh bể ( nếu có ), phơi đáy ao từ 2 – 3 ngày sau đó bón vôi bột hoặc các loại thuốc xác khuẩn bên thủy sản cho ao ( từ 30 – 50kg/1000 m²) để diệt tạp chất và điều chỉnh độ pH của nước trong bể. Bón lót phân chuồng với liều lượng 100 – 150 kg phân/1000m². Lấy nước mới qua lưới lọc vào bể để ngăn ngừa tạp chất và vi khuẩn. Đợi tầm 5 – 7 ngày có thể thả cá vào bể nuôi được.
Ao mới: Cho nước ngâm tầm 5 đến 7 ngày sau đó rửa lại nhiều lần để loại bớt phèn có trong ao, kiểm tra lại lỗ rò rỉ, đầm nén thật kỹ rồi tiến hành bón vôi, bón phân, lấy nước qua lưới lọc. Sau 5 đến 7 ngày thả cá vào nuôi bình thường.
- Mực nước trong ao tầm 1m đến 1,5m.
- Nguồn nước: sạch sẽ và đảm bảo cho việc cung cấp nước.
Lưu ý: sử dụng nước sông qua bể lắng hoặc bơm trực tiếp
- Độ pH: từ 6,5 đến 8
- Nhiệt độ: từ 8 đến 39,5°C
Cách chọn con giống và thả
Các bạn nên đến các điểm mua cá ở những trại giống ưu tính. Bên cạnh đó, để chọn giống tốt, khỏe mạnh dựa vào những đặc điểm sau: bơi nhanh, màu da bóng láng ít sần sùi không bị gù không bị tật.
Mật độ thả cá
- Giai đoạn nhỏ 1m² trung bình tầm 500 con.
- Giai đoạn lớn 1m² trung bình tầm 300 đến 400 con.
Thả cá
Thả cá vào sáng sớm (7h,8h) hoặc chiều tối (4h,5h). Để phòng ngừa cá bị bệnh ngoại ký sinh trước khi thả cá ta nên tắm cho cá bằng nước muối trong 3 đến 5 phút. Khi thả cá nên ngâm bao trong nước ao khoảng 10 đến 15 phút để giúp cá thích nghi được với nhiệt độ nước, sau đó mở miệng bao để có tự bao ra ngoài.
Thức ăn tốt nhất của cá trê lai
- Cá trê lai là loài cá ăn tạp nên có thức ăn phong phú đa dạng. Không chỉ thế cá còn rất háu ăn có sức tiêu hóa mạnh.
- Một số loại thức ăn phổ biến: Cám công nghiệp, cám gạo, các loại động vật xây nhuyễn trộn với chất kết dính, ngô, bã rượu, mì vụn, bột cá nhạt, đầu vỏ tôm, tôm, cua, ếch, nhái, giun đất,..
- Có thể tận dụng hình thức nuôi cá trê kết hợp với các loài động vật khác (gà, vịt, heo). Chuồng động vật nằm trên bờ hoặc trên bờ ao, thức ăn rơi vãi của động vật (5-10%), phân gà, heo là thức ăn tốt cho cá. Giảm bớt tiền về mặt thức ăn cho cá.
Quy trình quản lý và chăm sóc chất lượng cá trê lai
Cách cho cá trê lai ăn
Ngày đầu tiên nuôi cá không cho cá ăn. Bắt đầu từ bữa thứ 2 cho cá ăn ít và điều chỉnh tăng dần lên vào những bữa sau.
- Cá nhỏ: 1 ngày 3 bữa ăn
- Cá lớn: 1 ngày 2 bữa ăn
Lưu ý: Khi cho cá ăn có thể trộn vào thức ăn vitamin C và men tiêu hóa như thế có thể giúp cá phát triển và dễ tiêu hóa thức ăn.
Cách thay nước
- Thay nước tuần hoàn
- Thay nước hằng ngày
Khi thay nước bơm ⅓ nước cũ ra thì bơm ⅓ nước mới vào. Vừa xả nước vừa thay nước mới cho đến khi bể đầy (không thay nước đột ngột cá dễ bị sốc nhiệt).
Thu hoạch
Cá nuôi từ 2 đến 3 tháng có thể thu hoạch. Khi thu hoạch vẫn chuyển vui lòng nhẹ tay trách làm xây xác da làm giảm chất lượng cá.
Một số bệnh thường gặp ở cá trê lai
Bệnh về đường ruột
Cách điều trị: sử dụng các loại thuốc thủy sản về đường ruột và điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng men tỏi để hạn chế bệnh khi chăn nuôi ( tỏi xay nhuyễn ngâm với rượu khoảng 1 tuần lúc cho ăn thì trộn vào ).
Bệnh nhầy da
Cách điều trị: dùng Formalin tạt đều khắp ao. Sau 3 ngày thay 50% nước và xử lý lại lần nữa. Tắm cá bằng CuS04 liều dùng từ 3 đến 5g/ m3 nước, thời gian tắm 10 đến 15 phút hoặc phun xuống ao với liều lượng 0,5 đến 0,7g/ m3 nước.
Những lưu ý khi nuôi cá trê lai
- Khi thay nước hoặc hay đổi thức ăn đừng quá đột ngột nếu không cá sẽ bị sốc nước và không thích ứng kịp với sự thay đổi quá nhanh này dẫn đến cá chết.
- Chú ý nếu thời tiết thay đổi nên điều chỉnh thức ăn tăng giảm một cách phù hợp.
Bên trên là tất cả kiến thức mà chúng tôi đã phỏng vấn những người dân có kinh nghiệm hơn 10 năm về nuôi cá trê lai. Hi vọng bài chia sẻ kinh nghiệm về mô hình nuôi cá trê lai sẽ giúp được các bạn. Chúc các bạn thành công với mô hình này.