Cách Giúp Mèo Làm Quen Nhà Mới

Nuôi mèo con mới về! Trước khi trở thành đại boss bá đạo coi chủ như ‘Sen’, mọi chú mèo đều đã từng là những em mèo con non nớt, sợ sệt khi được đón về nhà lần đầu tiên. Đấy là tâm trạng chung của tất cả các em mèo khi phải thay đổi…

Nuôi mèo con mới về! Trước khi trở thành đại boss bá đạo coi chủ như ‘Sen’, mọi chú mèo đều đã từng là những em mèo con non nớt, sợ sệt khi được đón về nhà lần đầu tiên. Đấy là tâm trạng chung của tất cả các em mèo khi phải thay đổi môi trường sống. Vậy nên để giúp mèo con sớm hoà nhập cùng những người bạn vật nuôi và các thành viên trong gia đình, bạn cần tìm hiểu cách nuôi mèo con khi mới đón về nhà mới.

>> Mời bạn tham khảo thêm các bài viết:

  • Làm sao để phân mèo hết mùi hôi chua?
  • Thức ăn cho mèo con 2 tháng tuổi (50 tới 80 ngày tuổi)
  • Cách huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ

I. Nuôi mèo con mới về! Chuẩn bị trước khi đón mèo về nhà

1. Không gian yên tĩnh

Điều quan trọng nhất phải chuẩn bị trước khi mang mèo con về nhà chính là một không gian riêng tư dành cho mèo con. Không gian này thường sẽ là một phòng kín yên tĩnh có diện tích nhỏ vừa, có cửa sổ và cửa ra vào đóng kín để các vật nuôi khác không thể vào phòng được.

Mục đích của căn phòng này là để giúp mèo con ổn định tinh thần khi mới về nhà, tránh để chúng lạc lõng và choáng ngợp trong không gian rộng ồn ào như phòng khách hay phòng bếp. Nếu nhà bạn không có một căn phòng trống nào, hãy cho mèo con ở một góc kín đáo trong nhà, một nơi có mái che mà mèo có thể chui vào trú ẩn, trong khi đó bạn vẫn có thể quan sát được những hành động của mèo con.

2. Các vật dụng nên có

Trong phòng riêng cho mèo con, bạn trang bị các vật dụng bao gồm bát đựng thức ăn và nước uống. Bạn nên tìm hiểu xem mèo thường ăn loại thức ăn khô nào, khẩu vị của mèo ra sao để chuẩn bị sẵn từ trước, tránh để mèo ăn đồ ăn lạ dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Bạn cũng cần chuẩn bị ổ đệm nằm có lót chăn được lấy từ nhà cũ để mèo vẫn được ngửi thấy mùi hương quen thuộc, khay vệ sinh đặt xa chỗ mèo nằm cũng như xa chỗ để bát thức ăn nước uống, một số đồ đạc có gầm chui để mèo có thể ẩn nấp khi sợ hãi, các loại đồ chơi, trụ mài vuốt…, tốt nhất là mang từ nhà cũ đến cho mèo.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Các bệnh viện phòng khám thú y uy tín tại TP Hồ Chí Minh

3. Nuôi mèo con mới về! Lưu ý trẻ em và các vật nuôi khác

Nếu nhà bạn có nhiều thành viên, nhất là nếu có trẻ em, hãy dặn dò trước mọi người về sự xuất hiện của thành viên mới trong nhà, để mọi người tránh ra vào khu vực mèo con ở, tránh nói chuyện cười đùa to trong phòng cũng như chạy nhảy hay đóng cửa mạnh làm mèo con hoang mang.

Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng khác, hãy tránh để chúng tiếp xúc với mèo con trong thời gian đầu, chờ đợi cho đến khi mèo con mạnh dạn hơn mới cho chúng làm quen với nhau.

II. Nuôi mèo con mới về! Ngày đầu tiên khi mới đón mèo về nhà

1. Đưa mèo đến nơi yên tĩnh

Khi đón mèo về nhà, bạn hãy mang chúng vào phòng đã chuẩn bị từ trước ngay lập tức. Không nên để mèo đi lang thang trong nhà vì điều này sẽ khiến mèo bị ngợp và căng thẳng khi phải khám phá nhiều thứ mới mẻ cùng một lúc, cũng như khiến các thú cưng khác trong nhà coi mèo là kẻ xâm phạm lãnh thổ và gây hấn với mèo con.

Sau khi đưa mèo vào phòng, nếu mèo được vận chuyển đến bằng lồng, bạn không nên cố lôi mèo ra khỏi lồng ngay mà hãy để cửa mở, sau đó ngồi đợi cho đến khi mèo cảm thấy không có gì nguy hiểm rồi tự giác ra khỏi lồng.

2. Làm quen

Trong thời gian đợi mèo ra khỏi lồng vận chuyển và khám phá căn phòng, bạn đừng làm gì cả mà hãy yên lặng quan sát mèo. Đừng cố bắt mèo lại gần mình, cũng như đừng vuốt ve chúng nếu chúng tỏ ra né tránh không thích thú. Thay vào đó, bạn hãy ngồi thấp xuống để giảm chiều cao, nếu chúng có đi vòng quanh đánh hơi, cạ vào người để tìm hiểu về bạn thì cũng cứ ngồi yên.

Cho đến khi mèo con mạnh dạn hơn, chúng đã có thể ngồi gần hoặc thậm chí leo lên người bạn ngồi, hãy mang đồ chơi ra chơi với chúng. Hoặc bạn có thể cho chúng ăn đồ ăn vặt bằng cách đặt thức ăn lên bàn tay và đưa lại gần chúng. Dần dần như thế cho đến khi mèo con có thể thoải mái đi lại trong phòng mà không cần quan tâm đến sự xuất hiện của bạn, có nghĩa là bước đầu tiên trong việc chăm sóc mèo của bạn đã thành công.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Công ty TNHH THÚ KIỂNG VIỆT NAM

3. Sai lầm nên tránh

Có một sai lầm mà nhiều người mới nuôi mèo thường mắc phải, đấy chính là nhìn chằm chằm vào mắt mèo. Mặc dù bạn cho rằng ánh mắt của mình mang vẻ âu yếm và quan tâm, những chú mèo lại coi đây là hành động của đối tượng muốn gây chuyện với chúng. Thay vào đó, hãy thường xuyên nháy mắt hoặc đảo mắt đi chỗ khác khi quan sát mèo con nhé!

II. Nuôi mèo con mới về! Những ngày tiếp theo

1. Theo dõi biểu hiện của mèo

Sau khi mèo con đã ngủ ở nhà bạn được một đêm, tùy vào tình hình mà bạn sẽ đưa ra quyết định làm gì với chúng vào ngày hôm sau.

Nếu qua vài ngày đầu, bạn quan sát thấy mèo con đã mạnh dạn chơi đùa khi bạn ở trong phòng, chúng đứng gần cửa khi bạn ra vào phòng, hoặc làm ồn, cào móng vào cửa, thì có nghĩa là mèo con đã chán ở trong phòng và muốn ra ngoài tìm hiểu về không gian còn lại của ngôi nhà.

Còn ngược lại, nếu mèo vẫn còn ẩn nấp mỗi khi cửa phòng mở, hãy cho chúng thêm thời gian cho đến khi chúng thực sự sẵn sàng.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm:Tại sao mèo bị rận? Rận mèo có lây sang người không? Cách trị rận mèo

2. Cho mèo làm quen với các thành viên khác trong nhà

Sau khi mèo có thể ra ngoài đi lại, đây cũng là lúc bạn để mèo con làm quen với các thành viên trong gia đình bạn.
Trong trường hợp nhà có trẻ em, hãy để trẻ tiếp xúc với mèo dưới sự giám sát của bạn, không để trẻ cố ôm ghì lấy mèo, giật đuôi, giật tai hay đối xử hung bao với mèo con. Bạn chỉ nên khuyến khích trẻ ngồi yên ngắm mèo, chơi đùa với mèo bằng đồ chơi hoặc cho mèo ăn đồ ăn vặt.

3. Nếu ‘boss’ quá nhút nhát

Nếu mèo con của bạn quá nhút nhát và không chịu ra ngoài trong thời gian dài, thi thoảng bạn hãy mở cửa phòng vào ban đêm lúc căn nhà hoàn toàn yên tĩnh để mèo tự khám phá mà không bị ai quan sát. Với cửa ra vào lúc nào cũng để mở, mèo con có thể quay về chỗ ẩn nấp bất cứ khi nào chúng cảm thấy sợ hãi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mang các đồ vật trong phòng khác như gối tựa, chăn đắp, thảm trải… đem đặt vào phòng của mèo con nhằm mục đích cho chúng làm quen với mùi hương mới.

Bạn đang xem bài viết: Cách Giúp Mèo Làm Quen Nhà Mới. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts