Cây dừa: Đặc điểm, công dụng và lợi ích kinh tế từ cây dừa

Cách chống rụng trái dừa – Cách trị kiến vương – CÁCH CHĂM SÓC DỪA Cách chống rụng trái dừa – Cách trị kiến vương – CÁCH CHĂM SÓC DỪA Cây dừa là loại cây quen thuộc tại Việt Nam và được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Hiện…

Cách chống rụng trái dừa – Cách trị kiến vương – CÁCH CHĂM SÓC DỪA
Cách chống rụng trái dừa – Cách trị kiến vương – CÁCH CHĂM SÓC DỪA

Cây dừa là loại cây quen thuộc tại Việt Nam và được trồng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay cây dừa được trồng với với quy mô canh tác lớn và mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con. Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và cả xuất khẩu.

Đặc điểm của cây dừa

Cây dừa có tên tiếng anh là Coconut, có nguồn gốc từ miền ven biển nhiệt đới và phân bố khắp các nơi trên thế giới. Cây dừa là thân gỗ cùng họ với nhà cau. Cây dừa sinh sống ở các vùng ưa nắng và có lượng mưa trung bình cao, phù hợp trồng ở ven biển hay cùng có nhiều sông ngòi chảy qua

  • Thân cây: mọc thẳng, không có nhánh, thuộc loại thân gỗ họ với cau, cây trường thành cao trung bình từ 15- 20 mét.
  • Rễ cây dừa: thuộc loại rễ chùm, ăn sâu xuống đất và phát triển cực nhanh, rễ non thường có màu trắng sau đó sẽ chuyển dần sang màu nâu đỏ.
  • Lá cây dừa: cây có tàu lá dài 4-6 mét với phần cuống và phần lá chét. Cây dừa khi trưởng thành sẽ có khoảng 25-30 tàu lá.
  • Hoa cây dừa: mọc ở phần nách lá và tạo quả, cần 30-40 tháng thì cây mới bắt đầu có hoa.
  • Quả dừa: màu xanh hoặc vàng tùy loại, quả to tròn và bên trong có cùi và nước.

Các giống dừa phổ biến hiện nay

Hiện nay có 2 nhóm dừa phổ biến đó là: dừa cao và dừa lùn. Ngoài ra còn khá nhiều giống dừa lai tạo hoặc nhập khẩu du nhập vào nước ta như dừa mã lai, dừa xiêm lửa, dừa dứa, dừa ẻo nâu, dừa ẻo xanh,… Dưới đây là một số giống dừa phổ biến nhất.

Dừa ta

Là loại dừa phổ biến và được trồng nhiều ở các tỉnh thành của nước ta, Dừa ta có trái không quá to, cùi dày và có vỏ màu xanh. Cây có năng suất 50-80 quả/ năm, giá bán giao động từ 8-12k/ trái

Dừa xiêm

Được trồng phổ biến tại Bến Tre, quả dừa xiêm có kích thước nhỏ chứa dung tích 250-300ml nước. Dừa xiêm có 6 loại khác nhau: xiêm lục, xiêm lửa, xiêm núm, xiêm đỏ, xiêm lùn, xiêm xanh.

Dù có kích thước nhỏ nhưng loại dừa này có nước rất ngọt, quả dừa càng già thì độ ngọt càng cao. Cùi của loại dừa này khá mỏng, mềm và ngon hơn hẳn so với các loại dừa khác. Giá bán dừa xiêm cao hơn từ 15-20k/ quả

Dừa nâu

Giống dừa phổ biến thứ nhì ở nước ta, kích thước trái to, tròn, có màu xanh, vàng hoặc nâu đỏ. Sản lượng năng suất cây cho từ 75-90 trái/ năm. Loại dừa này có hàm lượng dầu cao, giá bán giao động từ 10-15k/ trái

Dừa sáp

Loại dừa này được trồng nhiều nhất ở Cầu Kè, Trà Vinh, phần ruột rất đặc ít nước, vỏ có màu xanh như dừa ta. Nhìn bề ngoài không khác gì dừa bình thường, để phân biệt chúng người ta phải lắc quả dừa để so sánh âm thanh không phát ra tiếng thì là dừa sáp. Dừa sáp có số lượng rất ít nên giá khá cao từ 140-250k/ trái

Nhóm dừa lùn

Có thân cây thấp từ 3- 5 mét, chủ yếu được trồng để lấy quả vì chúng cho năng suất rất cao, một năm có thể ra 150 – 200 trái/cây.

Dừa lá

Còn được gọi với tên gọi khác là dừa nước. Đây là loại cây đặc thù của miền Tây sông nước Nam Bộ quanh các con kênh, rạch. Dừa lá có quả khá nhỏ, màu nâu, nhiều cùi, ít nước, vị ngọt thơm dùng chủ yếu để giải nhiệt thơm mát. Giá bán loại dừa này từ 10-12k/ trái

Có nên trồng cây dừa trước nhà không?

Cây dừa là loại cây thân thẳng, lá tập trung ở ngọn và không phân cành vì vậy dù cây có phát triển dù đến mấy thì vẫn không mất nhiều diện tích, tạo được sự thông thoáng, tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Ngoài ra, trồng cây dừa trước nhà còn mang lại phong thủy rất tốt bởi vì cây dừa tượng trưng cho sự sung túc, tại lộc, tạo không gian trong lành, mát mẻ.

Công dụng đa năng của cây dừa

Mỗi bộ phận trên cây dừa đều có những công dụng tuyệt vời trong cuộc sống vì vậy hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

  • Xơ dừa: được dùng làm dây thừng, dây chão, thảm trải, bàn chải, khảm thuyền, chất độn trong phân bón, than củi đốt.
  • Vỏ dừa: sử dụng làm nguyên liệu củi đốt, làm bát, gáo hàng thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để làm các loại nhạc cụ.
  • Thân cây dừa: dùng để làm đồ nội thất, sản phẩm mỹ nghệ, xây dựng nhà ở. Ngoài ra, phần thân cây non ở ngọn (củ hũ dừa) có thể ăn được.
  • Lá dừa: dùng để làm chổi xương dừa, làm giỏ đựng hoặc thảm.
  • Nước dừa: là thức uống giải khát rất được ưa chuộng. Trong nước dừa có có đường, đạm, chất chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất, có lợi cơ thể.
  • Phần cùi: được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô, chế biến số món ăn hoặc sản xuất dầu dừa.

Các sản phẩm từ cây Dừa

Như đã nêu ở trên thì các bộ phận của cây dừa có thể chế miến ra rất nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống con người trong đó phải kể đến như:

  • Thực phẩm ăn uống: nước dừa là loại nước giải khát, cùi dừa được dùng để chế biến thành các loại món ăn như: mứt dừa, sữa dừa, kẹo dừa…
  • Đồ thủ công mỹ nghệ: các bộ phận của cây dừa (vỏ dừa, thân cây dừa, lá dừa..) có thể làm thành các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước.
  • Sản phẩm làm đẹp: tinh dầu dừa, sữa tắm từ dừa, mặt nạ dừa, kem ủ tóc…rất lành tính và có nhiều công dụng làm đẹp nên được mọi người yêu thích.

Cách trồng và chăm sóc cây dừa

Cách trồng cây dừa

Cây dừa rất dễ trồng, không quá kén đất nhưng sẽ phát triển tốt nhất trên nền đất phù sa, đất cát pha giàu dinh dưỡng và có hàm lượng kali dồi dào. Trước khi trồng dừa cần chuẩn bị:

  • Tiến hành đào hố với kích thước tương đương với kích cỡ trái dừa giống.
  • Tiếp đó bón lót một lượng phân vừa phải gồm phân hữu cơ trộn đều với phân lân, phân kali cho vào hố trồng.
  • Sau đó vun mô đất cao hơn so với bề mặt một chút để tránh tình trạng ngập úng.
  • Đối với những cây dừa to có tán lá rộng thì mật độ trồng giữa các cây nên từ 6 -7 mét.

Cách chăm sóc cây dừa

  • Cây con sau khi đã trồng rất cần tưới tiêu nước đều đặn để cây nhanh bén rễ, sau đó tiến hành bón phân theo từng giai đoạn cây phát triển.
  • Trong năm đầu tiên chỉ cần bón mỗi gốc khoảng 0,5 kg hỗn hợp phân NPK. Đến năm thứ 2,3 trở đi thì bạn nên điều chỉnh lượng phân bình quân 0,25kg/gốc.
  • Trong quá trình chăm sóc bạn cũng nên cắt cỏ, vun xới gốc hoặc có thể phủ thêm rơm rạ tạo độ ẩm cho cây.

Phòng trừ bệnh hại trên cây dừa

Một số loại sâu bệnh thường xuất hiện ở cây dừa phải kể đến như: bọ dừa, kiến vương, đuông dừa, bọ xít trái và bệnh đốm lá. Hiện nay những loại sâu bệnh này đều có thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ cho cây. Tuy nhiên để cây có thể khỏe mạnh, ít sâu bệnh thì bạn nên thực hiện một số các biện pháp sau:

  • Thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện cây bị nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh vườn cho thông thoáng, trồng đúng khoảng cách.
  • Bón phân đầy đủ và cân đối nhất là Kali để cây luôn cứng cáp.
  • Nếu bệnh nặng nên phun thuốc hóa học như: Ridomil, Rovral,… liều lượng theo hướng dẫn.

Cây dừa giống giá bao nhiêu?

Cây dừa giống hiện nay đã có mặt ở hầu hết các vườn ươm vì vậy mọi người có thể mua rất dễ dàng. Giá cây dừa giống sẽ dao động trong khoảng từ 50.000đ- 100.000đ/ cây chưa bao gồm phí vận chuyển.

Mua cây dừa giống ở đâu?

Để cây sinh trưởng phát triển cho năng suất cao, đậu quả sớm thì cây giống cần phải đảm bảo ngay từ đâu. Vì vậy hãy chọn đơn vị cung cấp cây dừa giống uy tín để có được hiệu quả trồng cây như mong đợi. Bạn có thể tham khảo và mua cây dừa giống tại các trang trại cây giống để đảm bảo cây giống luôn khỏe mạnh, không sâu bệnh, cho năng suất cao ngay lần bói quả đầu tiên.

Trên đây là những chia sẻ về cách trồng và chăm sóc cây dừa năng suất cao. Hy vọng rằng bạn đã có cho mình thông tin hữu ích khi trồng loại cây này. Đừng quên truy cập website của chúng tôi thường xuyên để có thêm nhiều thông tin hữu ích về cây cối nhé!

Bạn đang xem bài viết: Cây dừa: Đặc điểm, công dụng và lợi ích kinh tế từ cây dừa. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts