[Chuyên gia] Bật mí kinh nghiệm chăn nuôi không mùi hôi

Cách Nuôi Lợn Rừng Hiệu Quả Nhanh Lớn Ít Bệnh Tật | Nuôi Lợn Rừng Làm Giàu Cách Nuôi Lợn Rừng Hiệu Quả Nhanh Lớn Ít Bệnh Tật | Nuôi Lợn Rừng Làm Giàu Tham khảo bài viết để tìm được giải pháp xử lý mùi chất thải, tăng cường phương pháp chăn nuôi không…

Cách Nuôi Lợn Rừng Hiệu Quả Nhanh Lớn Ít Bệnh Tật | Nuôi Lợn Rừng Làm Giàu
Cách Nuôi Lợn Rừng Hiệu Quả Nhanh Lớn Ít Bệnh Tật | Nuôi Lợn Rừng Làm Giàu

Tham khảo bài viết để tìm được giải pháp xử lý mùi chất thải, tăng cường phương pháp chăn nuôi không mùi hôi mang lại hiệu quả lâu dài.

Nội dung chính

  • Bật mí kinh nghiệm chăn nuôi không mùi hôi, bảo vệ môi trường sống
    • Nguồn gốc của mùi hôi trong chăn nuôi
    • Tác hại của mùi hôi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm
    • Phương pháp khử mùi hôi trong chăn nuôi hiệu quả lâu dài
    • Giải pháp chăn nuôi không mùi hôi, không cần phải dọn chuồng thường xuyên
    • Địa chỉ mua chế phẩm sinh học chất lượng, giá tốt

Bật mí kinh nghiệm chăn nuôi không mùi hôi, bảo vệ môi trường sống

Chăn nuôi các loài gia súc, gia cầm giúp các gia đình nông thôn phát triển kinh tế hiệu quả. Tuy nhiên, đi liền với sự gia tăng số lượng trong chăn nuôi là vấn đề mùi hôi chuồng trại. Chắc hẳn hộ gia đình nào cũng đau đầu tìm đủ mọi cách để xử lý và giảm thiểu khí thải nhằm bảo vệ môi trường sống xung quanh. Giải pháp chăn nuôi không mùi hôi chúng tôi chia sẻ trong bài sẽ giúp ích cho bạn.

Chăn nuôi không mùi hôi, giảm thiểu nguồn khí thải ra môi trường

Nguồn gốc của mùi hôi trong chăn nuôi

Trước khi tìm giải pháp và ứng dụng phương pháp chăn nuôi không mùi hôi, những trang trại cần tìm ra nguồn gốc của mùi xuất phát từ đâu.

Thông thường, mùi hôi từ các chuồng trại nuôi heo, gà, vịt, trâu, bò,…thường bốc lên nồng nặc từ chất thải của gia súc, gia cầm. Khi động vật mới thải ra phân tươi và nước tiểu thường ít gây khó chịu hơn so với việc không dọn đẹp, để phân hủy lâu.

Xem thêm: Cách xử lý mùi hôi rác thải chung cư, bãi rác hiệu quả nhất!

Phân và nước tiểu của động vật nếu để quá lâu từ 3 giờ trở lên sẽ bị phân hủy, tự hoại và có yếm khí. Đây chính là lý do vì sao chuồng trại nuôi càng nhiều gia súc, gia cầm càng có mùi hôi nặng.

Bên cạnh đó, mùi hôi từ chăn nuôi cũng xuất hiện từ thức ăn mà động vật ăn vào. Khi thức ăn không tiêu hóa hết hay do con người sử dụng phụ phẩm trong chế biến thực phẩm cho gia súc cũng tạo nên mùi khó chịu trong các trang trại.

Chất thải của động vật bị phân hủy tạo ra mùi hôi khó chịu, gây ô nhiễm

Tác hại của mùi hôi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

Nhiều người thường nghĩ rằng chỉ cần dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ là giảm mùi hôi và không gây hại gì tới sức khỏe. Thế nhưng, việc sống trong môi trường bốc mùi từ chất thải chăn nuôi ảnh hưởng rất lớn.

Gây hại cho đường hô hấp

Các chất độc hại như: Sulfur, khí amoniac, CO2,…thường có trong mùi phân và nước tiểu của động vật khi bị phân hủy. Chúng sẽ tác động trực tiếp lên hệ hô hấp khi người chăn nuôi hít trực tiếp mỗi ngày. Kể cả dân cư sống xung quanh chuồng trại chẳng may hít phải mùi hôi từ chăn nuôi cũng mắc các chứng bệnh về đường hô hấp: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp, xoang mãn tính,…

Ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh

Ở nông thôn, chuồng chăn nuôi gia súc gia cầm thường xây hoặc dựng tạm bợ ở gần nhà ở. Điều này làm cho cuộc sống sinh hoạt của mọi người bị tác động, ảnh hưởng không nhỏ. Thậm chí nguồn nước thải từ chăn nuôi ở gần giếng nước sinh hoạt thường gây mất vệ sinh, giảm chất lượng cuộc sống đáng kể.

Ổ chứa nhiều vi rút nguy hiểm

Phân thải từ động vật để phân hủy lâu, thậm chí dù bạn dọn dẹp và xả ở hố biogas cũng đủ tạo môi trường cho vi khuẩn, vi rút sinh sôi và phát triển.

Mùi hôi từ chăn nuôi động vật ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh

Gây mất “tình làng nghĩa xóm”

Trong trường hợp chuồng, trang trại chăn nuôi của gia đình bạn xây dựng ở gần các nhà hàng xóm. Điều này không chỉ làm họ “chịu đựng” mùi hôi hàng ngày mà còn gây mất tình cảm hàng xóm láng giềng. Với những tác hại đáng kể trên, người chăn nuôi cần tìm giải pháp khử mùi hôi chuồng trại đúng cách, an toàn và áp dụng càng sớm càng tốt.

Các cách khử mùi hôi chuồng gà hiệu quả nhất hiện nay

Phương pháp khử mùi hôi trong chăn nuôi hiệu quả lâu dài

Nhằm giảm thiểu đáng kể lượng khí thải trong các trang trại chăn nuôi. Mỗi hộ gia đình áp dụng các phương pháp khử mùi và thực hiện giải pháp chăn nuôi không mùi hôi mang lại hiệu quả.

Nguyên tắc để khống chế mùi hôi từ chăn nuôi

Việc quản lý và khống chế mùi hôi trong chuồng trại tưởng khó khăn nhưng rất dễ khi người chăn nuôi biết các nguyên tắc sau:

  • Giảm nguồn chất thải: Nhằm giảm lượng khí thải gây ô nhiễm sinh ra từ các loài gia súc, gia cầm.
  • Hấp thụ khí thải: Sử dụng chất lỏng có khả năng hấp thu để thu giữ toàn bộ nguồn khí phát ra.
  • Hấp phụ khí thải: Sử dụng chất rắn có khả năng hấp phụ, thu giữ nguồn khí ô nhiễm.
  • Sử dụng vi sinh vật có tác dụng oxy hóa khí thải gây ô nhiễm.
  • Sử dụng phương pháp hóa học, các chất oxy hóa để biến những chất thải có mùi thành khí không mùi hoặc ít mùi.
  • Ngưng tụ và cô lập để làm lạnh hơi, giữ cho khí thải không tỏa ra môi trường xung quanh.
  • Thiêu đốt và chế mùi, giảm các tác nhân gây mùi và tận dụng chất thơm để che mùi hôi hiệu quả.

Nguyên tắc khử và giảm mùi hôi trong quá trình chăn nuôi

Các cách khử mùi hôi từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản

Tùy vào quy mô trang trại, số lượng động vật chăn nuôi và lượng khí thải nhiều hay ít mà bạn áp dụng một trong các cách dưới đây:

Sử dụng các chất tự nhiên

Những chất có sẵn trong tự nhiên như: Vôi sống, các loại vỏ (cam, chanh, bưởi) có tác dụng khử mùi rất cao. Các thành phần này không chỉ ứng dụng trong chăn nuôi mà các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng sử dụng phổ biến.

Để khử mùi hôi chuồng gà, vịt, heo,…bạn lấy một lượng nhỏ vôi sống rắc xung quanh chuồng trại. Để vôi thấm vào đất và tự tiêu diệt tạp chất, giảm đáng kể vi khuẩn gây mầm bệnh.

Đối với hộ gia đình chăn nuôi lượng động vật nhỏ nên áp dụng cách này hoặc dùng vỏ trái cây ép lấy nước phun xung quanh chuồng. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng hạn chế mùi tạm thời, hạn chế về lâu dài.

Sử dụng Ozone

Được xem là “vitamin không khí”, Ozone vừa rẻ tiền vừa thân thiện với môi trường nên được nhiều người chăn nuôi chọn lựa.

Dùng khí Ozone trong chăn nuôi không chỉ giảm mùi hôi lên tới 90% mà còn mang lại lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe vật nuôi. Đồng thời, giảm các mầm bệnh, đuổi ruồi, muỗi , rệp ở trang trại và nâng cao chất lượng các con giống.

Đặc biệt, khí Ozone còn giúp thanh lọc nguồn nước uống cho vật nuôi. Hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột, giảm mùi ngay khi chúng thải ra.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách xử lý mùi hôi cống rãnh hiệu quả!

Sử dụng chế phẩm sinh học

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ sinh học đã cho ra đời các mẫu chế phẩm vi sinh, giúp giải quyết vấn đề mùi hôi và mang lại giải pháp chăn nuôi hiệu quả.

Với phương pháp này, các hộ gia đình hoặc chủ trang trại dễ dàng khử mùi hôi chuồng lợn, hầm biogas, nước thải, trang trại gia cầm,…trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, các sản phẩm chế phẩm từ sinh học đều có nguồn gốc an toàn cho cả người lẫn vật nuôi khi sử dụng trong thời gian dài.

Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EMZEO

Năng dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại, ao hồ chăn nuôi định kỳ

Kết hợp sử dụng các chất giảm mùi hôi, người chăn nuôi cần thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh làm sạch chuồng trại và ao hồ chăn nuôi định kỳ. Bởi các phương pháp trên chỉ mang lại hiệu quả khi môi trường sống của vật nuôi sạch sẽ, thoáng khí.

Trong trường hợp chưa thể xử lý chất thải ngay, tốt nhất nên thu gom đặt ở vị trí xa khu vực sinh hoạt, nguồn nước và khu dân cư xung quanh. Dùng bạt kín để che đậy kỹ, tránh tạo môi trường lý tưởng cho ruồi muỗi, vi khuẩn tiếp cận.

Giải pháp chăn nuôi không mùi hôi, không cần phải dọn chuồng thường xuyên

Ngoài cách xử lý nước thải chăn nuôi lợn, giảm mùi hôi từ trang trại. Trong trường hợp bạn nuôi đàn gia súc, gia cầm số lượng lớn và không có thời gian để dọn chuồng thường xuyên, hãy áp dụng giải pháp:

Giải pháp chăn nuôi không còn mùi hôi, không tốn nhiều công sức

Dùng đệm lót sinh học

Đệm lót sinh học sử dụng các vi sinh vật từ: Trấu, mùn cưa, xơ và chế phẩm mèn để ngăn chặn quá trình lên men và “đánh bay” mùi hôi chăn nuôi. Do có chi phí thấp, phù hợp với mọi quy mô và đem lại hiệu quả cao nên phương pháp này thu hút nhiều hộ chăn nuôi.

Xem chi tiết tại: Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi hiệu quả nhất!

Trong khi phương pháp truyền thống, mỗi ngày bạn phải thu gom, dọn dẹp chất thải, xịt rửa chuồng và dùng bioga rất mất thời gian. Thế nhưng, khi dùng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, các hộ gia đình và chủ trang trại sẽ không phải mất thời gian làm các trình tự trên.

Công dụng:

  • Khử sạch khí độc (NH3, H2S, CO2), mùi hôi sản sinh hàng ngày từ chất thải vật nuôi.
  • Chỉ thay đệm lót định kỳ mỗi tháng, đảm bảo an toàn vệ sinh, giữ cho chuồng trại sạch sẽ và khô thoáng.
  • Phân hủy các chất thải, bã hữu cơ, thức ăn dư thừa trong ao hồ nuôi tôm, cá.
  • Phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh: Thối bàn chân, lở mồm long mống, hen xuyễn, H5N1,…ở vật nuôi.
  • Giảm mùi, phân hủy cao và nâng cao chất lượng xử lý bioga trong thời gian ngắn.

Cách sử dụng:

Đối với chuồng gia cầm nên làm đệm lót nền và lót lồng chuồng. Mỗi nền lót dày 10cm. Cứ sau 3 tháng rắc đệm với lượng gấp đôi, giảm thời gian lót mỗi lần rắc 2 – 4 lần.

Đối với chuồng heo, rải mùn cưa dày 15cm làm nền đệm rồi phun ẩm (30%). Sau đó, rắc đệm lót sinh học phủ kín chuồng. Che phủ bằng bạt khoảng 5 ngày sau mới thả đàn heo vào. Sau 20 – 30 tiếp tục rắc thêm 0.5 lớp đệm lót, lặp lại tùy vào mật độ và quy mô.

Phun chế phẩm vi sinh

Đối với hộ chăn nuôi theo phương pháp hữu cơ, ngại sử dụng các hóa chất để phun chuồng trại nên chọn phun chế phẩm vi sinh, sinh học. Các loại chế phẩm áp dụng cho chăn nuôi lợn, gà kể cả thú cưng nuôi trong nhà. Chúng được làm từ các chất bột đậu, cám gạo cùng với vi sinh vật đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi.

Sử dụng chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi

Công dụng:

  • Khử sạch và giảm đáng kể mùi hôi ngay khi động vật thải ra.
  • Phân hủy phân thải động vật trong thời gian ngắn, không tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút phát triển.
  • Diệt sạch các mầm bệnh, giảm ruồi muỗi và trứng giun sán.
  • Tiêu diệt tận gốc các vi sinh vật tạo mùi, gây bệnh cho vật nuôi.
  • Phòng ngừa bệnh thường gặp và tăng cường sức khỏe cho gia súc, gia cầm.
  • Xử lý nguồn nước thải, làm sạch ao nuôi các loài thủy sản, tạo màu nước, giảm phèn và ngăn chặn khí độc.
  • Tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức dọn dẹp, rút ngắn quá trình xử lý chuồng trại chăn nuôi.

Cách dùng:

Rắc trực tiếp lên chuồng chăn nuôi làm đệm lót sinh học, khử sạch mùi hôi và phân hủy tận gốc nguồn chất thải.

Đối với chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt, ngỗng, ngan,…
  • Cho uống trực tiếp: Hòa chế phẩm với nước sạch tỉ lệ 1:1000 rồi cho gia cầm uống hàng ngày để giảm mùi từ chất thải và điều trị bệnh.
  • Hòa với nước tỉ lệ 1:10 cho vào bình phun đều 15 – 20m2. Sau 7 – 10 ngày phun lặp lại hoặc rắc chế phẩm lên bề mặt chuồng để làm nền lót.
Đối với chăn nuôi lợn

Pha chế phẩm với nước sạch tỉ lệ 1:1000 hoặc 1:500 cho lợn uống trực tiếp. Tùy vào ngày tuổi và trọng lượng của lợn mà cho uống với số lần phù hợp. Đối với lợn bị bệnh, cho uống 1.5ml/1kg thể trọng.

Pha chế phẩm với 15 – 20 lít nước sạch phun đều 100m2 chuồng. Phun định kỳ 3 lần/ngày ngay sau khi vệ sinh chuồng sạch sẽ.

Một vài biện pháp khác

Ngoài hai giải pháp trên, để thực hiện quá trình chăn nuôi không mùi hôi, người chăn nuôi có thể áp dụng:

  • Thiết kế, bố trí và xây dựng chuồng trại, ao hồ chăn nuôi sao cho hợp lý.
  • Kết hợp sử dụng quạt thông gió ở các vị trí có lượng lớn vật nuôi.
  • Bố trí mương thoát nước thải ở xa nơi sinh hoạt. Luôn đậy kín và thu gom, xử lý chất thải định kỳ hàng tháng.
  • Trồng nhiều cây xanh ở xung quanh chuồng trại để thanh lọc không khí, bảo vệ môi trường sống chất lượng hơn.

Địa chỉ mua chế phẩm sinh học chất lượng, giá tốt

Nếu bạn đang quan tâm tới các chế phẩm sinh học và cần tìm mua thì hãy tham khảo sản phẩm cung cấp bởi Công ty TNHH Công nghệ sinh học Đức Bình.

Mua chế phẩm sinh học chính hãng, chất lượng, giá cạnh tranh

Chúng tôi chuyên phân phối độc quyền các sản phẩm chế phẩm vi sinh vật nhằm đáp ứng nhu cầu: Xử lý môi trường, khử mùi hôi chất thải, xử lý nước thải, men bổ sung thức ăn vật nuôi,…

Bài viết liên quan: Chế phẩm sinh học EM là gì? Mua chế phẩm EM ở đâu?

Trung tâm chế phẩm sinh học mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, giá thành phải chăng. Đồng thời chúng tôi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể giúp bạn biết cách sử dụng an toàn, đạt được hiệu quả cao. Quý khách hàng cần đặt mua chế phẩm sinh học sỉ/lẻ, vui lòng liên hệ với trung tâm qua số điện thoại/zalo: 0986.658.698.

Qua các thông tin chia sẻ trong bài viết, hy vọng giúp bạn tìm được cách xử lý nguồn chất thải và có giải pháp chăn nuôi không mùi hôi bằng những phương pháp an toàn, mang lại hiệu quả lâu dài.

Bạn đang xem bài viết: [Chuyên gia] Bật mí kinh nghiệm chăn nuôi không mùi hôi. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts