Hình thành vùng trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGap

Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp Với tỷ trọng GDP tuy không lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng ngành nông nghiệp mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho gần 50% dân…

Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp
Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Với tỷ trọng GDP tuy không lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng ngành nông nghiệp mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho gần 50% dân cư khu vực nông thôn. Chỉ tính trong lĩnh vực trồng trọt, bằng những cách làm hay, sáng tạo; áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào đồng ruộng; thâm canh gối vụ…, bình quân lương thực cây có hạt của tỉnh đạt trên 190 kg/người/năm, cơ bản đáp ứng an ninh lương thực cho tỉnh.

TX Đông Triều đang vận động người dân dồn điền, đổi thửa hình thành cánh đồng mẫu lớn.

Tiếp thu ý kiến của các chuyên gia đầu ngành, tỉnh Quảng Ninh cơ bản bỏ trà lúa Xuân sớm, tăng diện tích trà Xuân muộn (chiếm 93% diện tích); đưa nhanh các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất (chiếm 40% diện tích). Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đã hình thành nên các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, như: vùng trồng lúa chất lượng cao tại Đông Triều với 1.200 ha; vùng sản xuất rau an toàn ở Cộng Hòa, TX Quảng Yên có quy mô trên 83 ha; vùng trồng hoa ở Hoành Bồ với 28 ha; vùng trồng lúa nếp cái hoa vàng tại Đông Triều với 378 ha; vùng trồng chè ở Hải Hà với 1.185 ha; vùng trồng cây dong riềng ở Bình Liêu có quy mô 114 ha; vùng trồng cây ăn quả tại Đông Triều gần 880 ha; vùng trồng vải chín sớm tại Phương Nam, TP Uông Bí với 288 ha…

Người dân xã Bình Dương thu hoạch khoai tây.

Gần đây nhất, tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư hạ tầng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Đông Triều nhằm huy động các tổ chức doanh nghiệp vào nghiên cứu, triển khai ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp. Sau một thời gian xúc tiến, kêu gọi đầu tư, đến nay Tập đoàn VinGoup đã triển khai giai đoạn 1, đưa vào canh tác 43/200 ha với khoảng 20 loại rau, củ, quả áp dụng tiêu chuẩn VietGap. Sản lượng ban đầu đạt từ 2,5 – 3 tấn/ngày cung cấp cho hệ thống VinMart của Tập đoàn, góp phần tạo việc làm ổn định cho gần 200 lao động địa phương. Được biết, Tập đoàn VinGroup sẽ đầu tư khoảng 650 tỷ đồng triển khai thực hiện dự án sản xuất rau sạch ứng dụng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, Israel, Hàn Quốc với quy trình trồng trọt áp dụng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và hữu cơ; hướng tới hình thành khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm thu mua, sơ chế, bảo quản sản phẩm và chuyển giao công nghệ tại xã Hồng Thái Tây, TX Đông Triều.

Xã viên HTX Toàn dân (Ba Chẽ) làm cỏ, chăm sóc vườn cây ba kích.

Xác định rõ sản phẩm nông nghiệp có đóng góp tích cực trong định hướng xây dựng tỉnh dịch vụ – công nghiệp hiện đại vào năm 2020, tỉnh Quảng Ninh chủ động xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2014-2020, định hướng đến năm 2030. Đề án xác định rõ, đến năm 2020, giá trị sản xuất đối với lĩnh vực trồng trọt của tỉnh đạt 2.680 tỷ đồng, đạt tăng trưởng 2%/năm; tổng diện tích trồng cây hàng năm đạt 80.000 ha; tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2020 đạt 250.000 tấn.

Tỉnh Quảng Ninh xác định tái cơ cấu ngành trồng trọt theo chiều sâu, nghĩa là sẽ tập trung hình thành vùng sản xuất quy mô lớn gắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực. Trong đó, tỉnh sẽ chỉ đạo các địa phương phát triển một số loại sản phẩm cây trồng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; cây ăn quả; cây dược liệu có lợi thế của tỉnh; những sản phẩm đã được xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.

Mô hình trồng cam Vạn Yên (Vân Đồn) đang đạt hiệu quả kinh tế cao.

Cùng với đó, tỉnh sẽ tập trung chuyển đổi 1.200 ha lúa đang bị ngập úng sang nuôi trồng thủy sản và một số diện tích lúa bị khô hạn sang trồng màu, cây ăn quả, chăn nuôi để đạt hiệu quả kinh tế hơn.

Hướng phấn đấu của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 sẽ phát triển cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao tại Đông Triều (1.455 ha), Quảng Yên (2.200 ha); vùng sản xuất rau tập trung với quy mô 600 ha tại Quảng Yên, Đông Triều, Bình Liêu; vùng trồng cây ăn quả tại Uông Bí (vải chín sớm 300 ha), Đông Triều (na dai 970 ha), Uông Bí (thanh long ruột đỏ 200 ha); vùng trồng chè tại Hải Hà, Đầm Hà (1.515 ha); vùng sản xuất dong riềng làm nguyên liệu tại Bình Liêu (300 ha), Tiên Yên (440 ha); vùng trồng hoa tại Hoành Bồ (gần 60 ha)…/.

Bạn đang xem bài viết: Hình thành vùng trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGap. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts