Hướng dẫn cách nuôi cá rồng cho người mới chi tiết nhất 2023

Cá rồng | Thử nghiệm quá trình điều trị, khắc phục cá Rồng bị nghiêng mắt xệ mắt nhẹ | Cá Cảnh An An Cá rồng | Thử nghiệm quá trình điều trị, khắc phục cá Rồng bị nghiêng mắt xệ mắt nhẹ | Cá Cảnh An An Bạn thích chơi cá cảnh, ấn tượng…

Cá rồng | Thử nghiệm quá trình điều trị, khắc phục cá Rồng bị nghiêng mắt xệ mắt nhẹ | Cá Cảnh An An
Cá rồng | Thử nghiệm quá trình điều trị, khắc phục cá Rồng bị nghiêng mắt xệ mắt nhẹ | Cá Cảnh An An

Bạn thích chơi cá cảnh, ấn tượng với vẻ đẹp của cá Rồng nhưng chưa có kinh nghiệm nuôi? Cá Rồng là loại cá khó chăm sóc, nuôi thủy sinh, vì thế cần có kinh nghiệm nuôi cá Rồng trước khi quyết định chơi giống cá đắt tiền này. Tham khảo ngay cách nuôi cá Rồng để trang bị cho mình kiến thức nuôi cá Rồng cho bản thân trong bài viết sau đây.

Cá rồng là cá gì? Có mấy loại

Cá rồng là một loài cá nước ngọt thuộc họ Osteoglossidae, chúng được gọi với tên khoa học là Arowana. Tên gọi cá “Rồng” xuất phát từ dáng bơi của chúng. Khi bơi, cá Rồng mô phỏng lại dáng bay lượn giống như những con Rồng châu Á, một loài vật chỉ có trong truyền thuyết.

Có khoảng 214 loài cá Rồng trên khắp thế giới, tuy nhiên phổ biến và được yêu thích hơn cả là giống cá Rồng có xuất xứ từ Châu Á. Hiện nay các loại cá Rồng nổi tiếng phải kể đến như:

  • Thanh Long ( Green Arowana ): có màu thân màu xám xanh, phần đuôi có sọc xanh và xám đậm.
  • Cá rồng Huyết Long ( Red Arowana ): loại cá rồng này có màu đỏ, được chia thành 4 loại khác nhau, đó là: đỏ ớt (Chilli Red), đỏ cam (Orange Red), đỏ huyết (Blood Red) và đỏ vàng (Golden Red).
  • Kim Long Quá Bối (Cross Back Golden): Có màu màu vàng ánh kim đặc trưng, mang nét đặc biệt sang trọng.
  • Cá rồng Cao Lưng Hồng Vỹ (High Back Golden): có thân hình màu hanh đỏ hoặc nâu, cá trưởng thành thường chuyển sang màu vàng đậm.
  • Cá rồng Ngân Long ( Silver Arowana ): Chúng có thân hình màu bạc nổi bật, loại này khá phổ biến và dễ bắt gặp.

Mật độ nuôi cá rồng

Để thành công trong việc nuôi cá Rồng bạn nên có kiến thức chăm sóc cá Rồng và đặc biệt là biết cách nuôi cá rồng nhanh lớn. Cá Rồng cũng giống như nhiều loại cá khác, khi nuôi chúng cần quan tâm đến mật độ.

Đặc biệt cá Rồng là loài độc tôn lãnh địa, chúng rất hiếu thắng. Thế nên bạn cần chú ý tới mật độ nuôi. Bạn nên nắm rõ cách nuôi cá Rồng sao cho đảm bảo mật độ, không thể nuôi chung 2-3 con cá Rồng trong 1 hồ có diện tích nhỏ. Bạn nên nuôi riêng 1 con/1 hồ hoặc 6-10 con trong hồ có diện tích thật lớn. Khi sống trong môi trường tập thể, tính hiếu thắng của cá rồng cũng thuần hơn.

Một kinh nghiệm nhỏ khi nuôi nhiều con để kinh doanh đó là mình sẽ bỏ 1 cái chai nhựa lên trên để hạn chế chúng đánh nhau.

Thức ăn cho cá rồng

Đây là loài cá khó chăm sóc khi nuôi thủy sinh.Trong môi trường nuôi nhốt, cá Rồng có xu hướng mất đi màu sắc đẹp tự nhiên. Các chuyên gia và các nhà thủy sinh cho rằng vấn đề này là do chế độ ăn. Bởi vậy khi nuôi cá Rồng cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn của cá. Các loại thức ăn được sử dụng cho cá Rồng phổ biến hiện nay như:

Thức ăn dạng sống

Thức ăn tươi sống là điều kiện cần để cung cấp dinh dưỡng và tăng cường màu sắc cho cá rồng. Nên cho chúng ăn những loại côn trùng như: dế, gián, rết hay các loài lưỡng cư, giáp xác khác như ếch, thằn lằn, tôm… Trong số đó dế là nguồn cung cấp vitamin A tự nhiên và tôm, rết là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho cá Rồng. Những loại thức ăn này sẽ giúp tăng cường màu sắc tốt nhất cho cá.

Thức ăn cho cá lên màu dạng làm sẵn

Bên cạnh chế độ ăn tươi sống, khi tìm hiểu về cách nuôi cá Rồng chắc chắn là bạn sẽ được khuyên cần phải bổ sung chế độ ăn với các loại thức ăn làm sẵn cho những chú cá rồng của mình. Đây là điều cần để đảm bảo màu sắc của cá được bắt mắt và đẹp nhất. Thức ăn lên màu dạng làm sẵn thường có dạng bột hoặc dạng viên, bạn nên lựa chọn kỹ càng trước khi sử dụng cho đàn cá.

Cho cá rồng ăn bao nhiêu là đủ?

Bạn muốn biết cách nuôi cá rồng thì chắc chắn phải nắm được cho cá Rồng ăn như thế nào là đúng cách. Đây là yếu tố quan trọng trong việc nuôi cá rồng sao cho khỏe mạnh. Chúng ta biết rằng 80% màu sắc tự nhiên của cá là do gen, thế nhưng nếu cung cấp cho cá đầy đủ thức ăn bổ dưỡng đầy đủ, cá Rồng sẽ không hạn chế sự phát triển vẻ bề ngoài.

Đối với loại cá rồng dưới 25cm chia nhỏ các lần cho ăn trong ngày, nên cho ăn 2-3 lần/ngày. Với cá có kích thước lớn hơn cho ăn 1 lần/ngày. Lưu ý chỉ cho ăn khoảng 70% để cá không có cảm giác chán đồ ăn. Không nên để thừa thức ăn trong hồ cá Rồng, điều này sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, sau mỗi lần cho ăn nên dùng vợt vớt bỏ đồ ăn thừa.

Về môi trường sống cho cá rồng

A. Độ pH

Cách nuôi cá rồng lên màu đẹp, người nuôi cần phải đặc biệt chú ý đến độ pH trong môi trường nước. Đối với sinh hoạt của cá Rồng, độ pH phù hợp nhất với chúng là từ 6.5 đến 7.5. Cá rồng thích nước nhạt và hơi đục. Giữ được chỉ số pH này cũng sẽ góp phần giúp cá Rồng có màu sắc đẹp hơn.

Vậy làm sao để biết được nồng độ pH trong môi trường nước? Bạn có thể sử dụng máy đo độ pH của nước. Các máy này có giá thành không cao, có thể tìm mua dễ dàng trên thị trường. Nên kiểm tra độ pH trong nước thường xuyên và xem xét để điều chỉnh hợp lý.

B. Nhiệt độ nước

Cá Rồng ưa thích môi trường nước có nhiệt độ từ 28 – 32 độ C. Vì vậy để chúng có thể sinh trưởng thoải mái và khỏe mạnh, người nuôi nên chú ý duy trì nhiệt độ lý tưởng này.

Trong một số trường hợp, nếu cá Rồng bị bệnh cần điều trị, có thể xem xét tăng nhiệt độ lên 34 độ C. Bởi lẽ nhiệt độ thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, vì vậy khi cá bị bệnh nên điều chỉnh nhiệt độ môi trường nước lên cao hơn bình thường nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, nhiệt độ nước cao quá có thể làm cho tế bào mềm xung quanh đầu cá nhăn nhiều vì thế cần chú ý điều chỉnh hợp lý.

C. Oxy hòa tan trong hồ

Hàm lượng oxy hòa tan trong hồ cũng là một yếu tố quan trọng trong cách nuôi cá rồng. Hàm lượng oxy hòa tan lý tưởng nhất là trên 4,5ppm. Trường hợp hàm lượng oxy xuống thấp sẽ làm cá chậm phát triển và tăng độ mẫn cảm với bệnh tật, cá Rồng có thể bị chết do thiếu oxy. Vì thế việc kiểm soát hàm lượng oxy trong nước rất quan trọng. Có thể kiểm tra oxy hòa tan trong hồ cá Rồng bằng các loại máy đo oxy hòa tan cầm tay, nên điều chỉnh về ngưỡng tiêu chuẩn.

D. Thay nước hồ

Việc thay nước cho hồ cá Rồng nên được thực hiện khoảng 1-2 lần/tuần. Tùy vào từng kích cỡ của cá sẽ có cách thay nước khác nhau: 30% đối với cá nhỏ và 50% đối với cá lớn. Nếu thay nước bằng nước lạnh, có thể pha thêm “nước đen” (Black Water Extract) để làm dịu độ pH cũng như tạo môi trường quen thuộc giống với môi trường nước tự nhiên.

Cách chọn giống cá rồng

Trong cách nuôi cá Rồng, chọn giống cá chính là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Chọn giống cá Rồng là công đoạn quyết định tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá. Để chọn được giống cá ưng ý, bạn cần quan tâm đến những yếu tố như: màu sắc, hình dáng, mắt, vảy cá,…

Màu sắc: Chú ý cá rồng khỏe mạnh sẽ có màu sắc tươi sáng, màu cá đậm, vẩy cá bóng bẩy, chắc chắn và không bị bong tróc

Thân cá: Không quá dầy cũng không bị quá mỏng. Cá hoạt bát, bơi khỏe, không có dấu hiệu bị stress hay uể oải khi bơi.

Vảy: chú ý tránh những chú cá có vảy bị cong vênh không thẳng hàng.

Râu: Hai râu của cá Rồng phải có chiều dài bằng nhau, chú ý phần râu có màu sắc giống với màu của thân cá.

Kỳ cờ (vây, đuôi): Vây và đổi của cá phải luôn mở căng xòe to đều, không cong, biến dạng. Vây bụng và vây lưng to đều và có độ cong phù hợp với đuôi. Đuôi cá rồng phải phải xòe to, màu sắc tươi tắn, bắt mắt.

Mắt: Mắt cá sáng trong, hoạt bát, không bị lệch hay xệ mắt.

Mang: Mang cá phải đều, mịn mượt và che lấp được tới phần thân, mang không bị hở, quá trình hô hấp của cá mang hoạt động bình thường.

Càng bơi: Càng bơi dài đều, không lệch, không bị gãy, nếu càng bơi có vấn đề sẽ ảnh hưởng tới hướng bơi của cá.

Dáng bơi: Khi bơi thân hình cá phải cân bằng, các vây phải xòe đều.

Cách nuôi cá rồng size nhỏ

Cách nuôi cá Rồng size nhỏ không có quá nhiều khác biệt với cách nuôi các giống cá lớn tuy nhiên có nhiều chi tiết cần chú ý hơn.

Để cá size nhỏ phát triển tốt, cần thiết kế bể cá phù hợp. Bể cá Rồng size nhỏ lý tưởng nên có chiều dài, rộng, cao thích hợp, diện tích hồ đáp ứng được mật độ cá định nuôi. Ví dụ như: Cá size nhỏ khoảng 15cm, 1 hồ cá nên có kích thước 120 x 45 x 45 cm.

Thức ăn thích hợp cho cá Rồng Size nhỏ là: các loại tôm nhỏ, tép tươi, dế, gián, trùn sữa, nhái con, cá xiêm, con rết… Cá Rồng size nhỏ nhanh đói, vì thế bạn nên chia nhỏ các bữa ăn và cho chúng ăn 2-3 lần/ngày.

Thiết kế hồ nuôi cá rồng

Theo kinh nghiệm nuôi cá rồng được các tay chơi cá chuyên nghiệp chia sẻ, thiết kế bể cá Rồng cần cân đối về chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Đối với cá Rồng trưởng thành từ 30cm trở lên thì bể cá lý tưởng nhất là 180 x 60 x 45cm.

Chú ý nên chọn chỗ đặt bể cá ở nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Việc này giúp tránh cho cá stress, gây áp lực cho cá cũng ảnh hưởng đến màu sắc của chúng. Đặt hồ ở nơi có ánh sáng mặt trời tự nhiên vào buổi sáng hoặc chiều. Đối với buổi tối, không nên tắt điện đột ngột, điều này sẽ khiến cá hoảng hốt.

Cách thả cá rồng mới mua vào bể

Cá Rồng mới mua không thể đem thả ngay vào bể mà cần có quy trình chuẩn bị và làm quen cho cá. Cách thả cá rồng mới mua vào bể cũng là một kỹ năng cần biết trong quá trình nuôi cá Rồng. Sau khi mua về, cần thả đúng cách để không gây ra những tổn thương cho cá:

Trước tiên nên để nước trong bể cá rồng lắng xuống tối thiểu 48h trước khi thả cá. Nên bỏ muối hạt 1% so với dung tích nước và tăng máy oxy chạy tối đa. Hòa khoảng 20cc nước đen đổ vào bể.

Khi thả cá, bạn mở bịch cá ra trước, sau đó lấy 1 ly nước hồ đổ vào bịch để cá làm quen với môi trường nước. tiếp đến, đổ khoảng ½ nước trong bịch ra hồ. Chờ khoảng 5 phút sau thì đổ ly nước trong hồ vào bịch cá cho đến khi đầy bịch. Tiếp đó, chờ thêm 5 phút nữa và cho cả bịch vào hồ, thả cá ra. Lưu ý, không nên cho cá ăn trong ngày đầu tiên thả cá vào bể mới.

Các loại cá nuôi chung với cá rồng

Cá rồng nuôi chung với cá hồng két

Cá Hồng Két hay còn được gọi là cá Huyết Anh Vũ. Loại cá thường xuyên được người chơi cá lựa chọn để nuôi chung với cá Rồng. Bản tính cá Rồng thích sống ở nơi yên tĩnh, lượn lờ quanh bể giống như cá Hồng Két vì vậy mà hai loài này rất phù hợp v Tuy nhiên, để đảm bảo mật độ cá trong bể, anh em chỉ nên thả thêm 1 em cá rồng nuôi cùng đàn cá hồng két thôi nhé.

Cá rồng nuôi với cá đĩa

Cá đĩa có hình dáng tròn dẹt tựa như chiếc đĩa, có lẽ đây cũng chính là đặc điểm hình thành nên tên gọi của nó. Với phần miệng nhỏ, mang nhỏ khá đặc biệt, một em cá đỉa trưởng thành có kích thước là 15 – 20 cm. Khi nuôi cá đĩa chung với cá Rồng, bạn cũng cần xem xét về mật độ cá trong bể.

Cá rồng nuôi chung với cá hổ

Cá hổ là giống cá có nguồn gốc từ châu Phi, là loài cá có đặc tính khá hung dữ. Chúng có màu sắc bên ngoài đặc trưng là những vạch màu vàng và đen xen kẽ. Bề ngoài của cá Hổ rất bắt mắt giống như lớp lông của những con hổ. Nuôi cá Hổ với cá Rồng cũng là một sự kết hợp rất có giá trị thẩm mỹ.

Cá rồng nuôi chung với cá La Hán

Cá La Hán là loại cá được biết đến với ngoại hình đẹp, màu sắc sặc sỡ. Chúng bắt mắt nên phong trào nuôi cá La Hán phát triển ở các nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam,… từ 2004 trở đi. Ngày nay cá La Hán được nhiều người lựa chọn để nuôi chung với cá Rồng, giúp làm phong phú và sinh động hơn cho bể cá cảnh.

Bạn có thể xem thêm các loài cá nuôi chung với cá rồng

Những bệnh thường gặp ở cá rồng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Cá rồng bị đốm trắng

Cá Rồng bị đốm trắng là một bệnh lý thường gặp ở cá Rồng, do vi khuẩn Ichthyophthirius spp gây ra. Nguyên nhân dẫn tới bệnh đốm trắng ở cá Rồng có thể do môi trường nước không được tốt. Bên cạnh đó thời tiết nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng có thể làm giảm sức đề kháng khiến cá Rồng bị vi khuẩn tấn công.

Khi mắc bệnh, cá thường cọ mình vào thành hồ hoặc thỉnh thoảng nhảy lên khỏi mắt nước. Một triệu chứng khác mà người nuôi có thể quan sát thấy là hai mang cá hở ra nhiều hơn bình thường để lấy thêm oxy.

Cách điều trị bệnh đốm trắng ở cá rồng là: Tăng nhiệt độ nước lên từ 28 đến 32 độ C trong khoảng từ 7 đến 10 ngày liên tiếp. Bên cạnh đó kết hợp dùng thêm muối hột hoặc pha dung dịch sulfat đồng thả cá vào khoảng 15 phút.

2. Cá rồng bị viêm đường ruột

Viêm đường ruột ở cá Rồng thông thường là do vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập, nguyên nhân chủ yếu đến từ nguồn thức ăn bị ô nhiễm. Dấu hiệu nhận biết là bụng cá Rồng bị sình to, hậu môn sưng đỏ.

Để điều trị bệnh viêm đường ruột ở cá Rồng cần tạm thời ngưng cho cá ăn các loại thức ăn tươi sống. Bên cạnh đó tăng nhiệt độ nước lên từ 28 đến 32 độ C đồng thời thường xuyên thay nước mới. Pha thêm dung dịch Furazolidone và thả cá vào ngâm trong khoảng 20 phút đến khi hết bệnh.

3. Cá rồng bị viêm da

Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm da ở cá Rồng chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm. Triệu chứng của bệnh là cá rồng thường xuyên cọ sát vào thành bể. Trên da xuất hiện những vết loang sưng đỏ.

Bệnh viêm da ở cá Rồng được điều trị như sau: chủ nuôi cần thường xuyên thay nước trong bể bên cạnh đó là dùng thuốc kháng khuẩn như Acriflavine hoặc Xanh methylen với liều lượng 3mg trên 1 lít nước. Dùng 3 ngày 1 lần để chữa trị bệnh viêm da cho cá. Chú ý khi sử dụng thuốc cần thay ít nhất 50% nước trong bể.

4. Cá rồng bị đục mắt

Cá rồng bị đục mắt thường do khuẩn hạch xâm nhập và gây tổn thương cho mắt. Cá Rồng không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng rất dễ mắc phải bệnh này.

Cách điều trị bệnh đục mắt ở cá rồng là thường xuyên thay 50% lượng nước trong bể. Nâng nhiệt độ lên 32 độ C. Theo dõi và quan sát bệnh tình trong vài ngày, nếu vẫn không tiến triển, cần sử dụng thuốc đặc trị.

5. Cá rồng bị rách mang

Ki khuẩn tấn công từ môi trường nước quá bẩn có thể dẫn đến bệnh rách mang ở cá Rồng. Triệu chứng dễ dàng nhận thấy là cá rồng thở gấp, mang không thể đóng mở bình thường. Màu sắc mang cá sẫm màu hơn bình thường, còn có chất nhầy tiết ra.

Cách điều trị bệnh rách mang là thay 50% nước trong bể. Dùng thuốc Furacillin hòa cùng Tetracylline và ngâm cá trong khoảng 30 phút. Theo dõi tình trạng bệnh và ngâm cá 1 lần/ngày cho đến khi cá khỏi hẳn.

6. Cá rồng bị xù vẩy

Cá rồng nhỏ có sức đề kháng yếu thường mắc bệnh xù vẩy. Biểu hiện là các vẩy cá Rồng ở phần lưng bị sưng lên. Cá bỏ ăn và hay có hành động oằn mình. Nguyên nhân gây bệnh xù vẩy là do nấm và sự thay đổi đột ngột từ môi trường.

Để điều trị bệnh xù vẩy cho cá Rồng, cần tăng nhiệt độ nước lên khoảng 30 đến 31 độ C. Thay nước thường xuyên, bổ sung muối trong bể và sử dụng thêm thuốc Tetra Nhật. Lưu ý hạn chế cho cá ăn trong những ngày đầu điều trị. Sau khi bệnh tình khá hơn, có thể cho cá ăn lại với lượng thức ăn tăng dần.

Tham khảo: Những Bệnh Thường Gặp Ở Cá Rồng Và Nguyên Nhân và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Lời kết

Với quan niệm nuôi cá rồng sẽ mang đến tài lộc, trấn trạch, xua đuổi điều không may mắn rất nhiều người muốn sở hữu và chơi loại cá này. Hy vọng nội dung trong bài viết đã giúp bạn trang bị đầy đủ các kiến thức về cách nuôi cá Rồng. Chúc các bạn thành công và có những chú cá khỏe mạnh.

Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn cách nuôi cá rồng cho người mới chi tiết nhất 2023. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts