Hướng dẫn cách ủ vỏ cà phê làm phân bón cây cực tốt

cách lấy vỏ cây cà phê nhanh nhất cách lấy vỏ cây cà phê nhanh nhất Với hàm lượng hữu cơ cao, vỏ cà phê là nguyên liệu rất tốt để làm phân hữu cơ vi sinh. Loại phân này có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và cải tạo độ phì cho đất rất…

cách lấy vỏ cây cà phê nhanh nhất
cách lấy vỏ cây cà phê nhanh nhất

Với hàm lượng hữu cơ cao, vỏ cà phê là nguyên liệu rất tốt để làm phân hữu cơ vi sinh. Loại phân này có tác dụng cung cấp dinh dưỡng và cải tạo độ phì cho đất rất hiệu quả. Bài viết dưới đây, Vinong Sinh học Đức Bình sẽ hướng dẫn bạn cách ủ vỏ cà phê làm phân bón cây bằng chế phẩm sinh học Trichoderma và EMZEO cực kỳ hiệu quả.

Lợi ích của vỏ cà phê khi sử dụng làm phân bón cho cây trồng

Thực trạng ở các tỉnh Tây Nguyên hiện nay là khai thác và sử dụng đất trồng không hợp lý. Đặc biệt là tình trạng lạm dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV. Điều này làm suy thoái sức sản xuất của đất. Bởi vậy sử dụng các loại phân hữu cơ để cải tạo, phục hồi và duy trì độ phì của đất là việc làm rất quan trọng. Đây cũng là giải pháp sản xuất nông nghiệp bền vững góp phần không nhỏ vào việc ổn định năng suất cây trồng.

Tại Tây Nguyên, phụ phẩm nông nghiệp như vỏ cà phê rất dồi dào. Đây là nguồn nguyên liệu có sẵn, rất tốt để nhà nông chế biến phân hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng, tốt cho cây trồng. Trong vỏ cà phê có tới 80% hàm lượng hữu cơ. Ngoài ra, hàm lượng NPK cũng khá cao. Sử dụng vỏ cà phê làm phân bón không những mang lại hiệu quả cao và còn tiết kiệm chi phí cho người nông dân. Giải pháp này ngày càng được nhiều bà con sử dụng để cải tạo đất và tăng năng suất cây trồng.

Phân hữu cơ làm từ vỏ cà phê có tác dụng cải tạo đất và tăng năng suất cây trồng

Tuy nhiên với hàm lượng hữu cơ cao, nếu vỏ cà phê không được ủ hoai mục mà đem bón trực tiếp cho cây trồng thì sẽ khiến cây bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, chất đường trong vỏ cà phê cũng là nguồn thức ăn và môi trường tốt cho các loại nấm có hại phát triển.

Cách ủ vỏ cà phê với men vi sinh Trichoderma và EMZEO mang lại hiệu quả như thế nào?

Để phân giải nhanh chất hữu cơ có trong vỏ cà phê thành dạng dễ tiêu thì việc ủ vỏ cà phê với các chế phẩm sinh học có vai trò rất quan trọng. Trong đó chế phẩm Trichoderma Bacillus và EMZEO của Đức Bình được nhiều bà con sử dụng.

Nấm Trichoderma Đức Bình là nguồn vi sinh vật sống rất có lợi trong việc phân hủy bã xác thực vật như ủ rơm rạ, phân chuồng, vỏ cà phê, trấu, vỏ lạc,…Sử dụng nấm Trichoderma để ủ vỏ cà phê giúp phân giải nhanh các chất hữu cơ có trong nguyên liệu này, biến chúng thành dạng dễ tiêu cho cây trồng, từ đó cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Bên cạnh đó, nấm Trichoderma còn có vai vai trò rất quan trọng trong việc kích thích rễ cây phát triển, tiêu diệt nấm bệnh hại rễ. Đồng thời tăng cường hệ vi sinh vật có lợi để nâng cao độ phì cho đất. Cách ủ vỏ cà phê với chế phẩm vi sinh là giải pháp giúp bà con tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương để giảm chi phí sản xuất. Đây là cách cải tạo đất giá rẻ, đơn giản mà hiệu quả.

Chế phẩm Trichoderma và EMZEO rất hiệu quả trong việc ủ vỏ cà phê làm phân hữu cơ

Quy trình ủ vỏ cà phê với chế phẩm sinh học làm phân bón cho cây

Để tạo ra loại phân bón hữu cơ có chất lượng tốt thì việc nắm được cách ủ vỏ cà phê là rất quan trọng. Với quy trình ủ vỏ cà phê dưới đây, nhà nông sẽ nhanh chóng có được thành phẩm như mong muốn và còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ

Để ủ vỏ cà phê làm phân bón hữu cơ, cần chuẩn bị một số nguyên liệu dưới đây:

Vỏ cà phê: 1 tấn vỏ cà phê xay

Phân chuồng: tối thiểu là 200-500kg, càng nhiều càng tốt.

Men vi sinh: 2 gói nấm Trichoderma Bacillus và 2 gói EMZEO. Mỗi gói 200gr.

Phụ gia bổ sung khác: 3-5kg ure, 20-30 kg lân.

Dụng cụ: Các dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm cuốc, xẻng, cào, bạt che, phông bạt, thùng phi, thùng roa,…

Các bước ủ vỏ cà phê làm phân bón

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và nguyên liệu thì cách ủ vỏ cà phê làm phân bón cây không khó. Quy trình ủ vỏ cà phê bao gồm các bước dưới đây:

Bước 1: Ủ vỏ trấu cà phê với hỗn hợp phân chuồng và các chất phụ gia

Bước này cần được thực hiện trước khi ủ với men vi sinh từ 1-2 tuần để tăng hiệu quả và chất lượng thành phẩm. Theo đó, bạn cần lựa chọn địa điểm ủ phân đảm bảo điều kiện khô ráo, nền cứng, không bị thấm nước. Có thể sử dụng bạt dày phủ nền để khi ủ phân không bị thấm nước xuống dưới.

Sau khi đã chuẩn bị được nơi ủ phân thích hợp, bạn tưới nước lên vỏ cà phê để làm ẩm chúng trước khi ủ. Tiếp đó trộn đều các nguyên liệu bao gồm phân chuồng, vỏ trấu cà phê, vôi tôi, phân lân và phân ure. Thời gian ủ hỗn hợp này là khoảng 1-2 tuần.

Bước 2: Tưới dung dịch nấm Trichoderma và chế phẩm EMZEO lên đống ủ

Sau khi đã ủ hỗn hợp vỏ cà phê với phân chuồng và phân lân, ure được khoảng 1-2 tuần thì chúng ta hòa nấm Trichoderma Bacillus và EMZEO với nước sạch để tạo thành dung dịch men. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung rỉ mật hoặc phân ure vào dung dịch này. Tùy theo độ ẩm của chất ủ, bạn sử dụng lượng nước dịch men phù hợp.

Việc tiếp theo là bạn dọn sạch và san mặt bằng vị trí chất đống ủ. Trải một lớp chất ủ lên trên bạt hoặc nền xi măng với độ dày khoảng 20cm. Sau đó tưới đều dung dịch nước men đã pha lên bền mặt chất ủ. Lặp lại các bước như vậy cho các lớp chất ủ tiếp theo đến hết.

Cách ủ vỏ cà phê với chế phẩm sinh học rất nhanh chóng và hiệu quả

Sau khi đã tưới đều dung dịch cho toàn bộ đống chất ủ, bạn dùng cào trộn đều và tưới thêm nước để đống ủ có độ ẩm 50%. Để kiểm tra đống ủ đã đạt tiêu chuẩn về độ ẩm chưa, bạn hãy nắm một phần chất ủ và vắt. Quan sát thấy nước chảy qua kẽ ngón tay là đạt tiêu chuẩn. Khi tưới nước cần đảm bảo hỗn hợp được trộn đều, tránh trường hợp ở trên thì ướt, ở dưới thì khô khiến việc phân giải phân không hiệu quả. Để phân lân và ure không bị rửa trôi thì không để độ ẩm quá 55%. Khối chất ủ chỉ để cao tối đa 1,5m để tiện cho việc bổ sung nước và kiểm tra.

Để hoàn thiện bước này, bạn vun chất ủ thành đống. Sau đó dùng bạt phủ kín để giữ ẩm. Các góc bạt cần được chặn kín để không bị gió làm bay.

Bước 3: Kiểm tra đống chất ủ

Sau khi ủ khoảng 7-10 ngày, bạn cần mở bạt ra để kiểm tra đống ủ. Nếu đống ủ có nhiệt độ hơn 60 độ C và có màu đen thì cách ủ vỏ cà phê đã thành công. Ngược lại đống ủ có màu nâu nhạt với độ ẩm thấp hơn 50% thì bạn cần bổ sung thêm nước vào đống ủ. Khi đống ủ đạt độ ẩm đạt 50% thì phủ bạt kín như trước.

Kiểm tra và bổ sung độ ẩm cho chất ủ nếu cần

Bước 4: Kiểm tra đống ủ các lần tiếp theo

Sau 15-20 ngày, bạn kiểm tra lại đống ủ. Bạn đào một hố sâu ở tâm của đống ủ sẽ thấy đống ủ xuất hiện nhiều nấm men vi sinh trắng. Nếu thấy đống ủ bị khô thì tiếp tục tưới thêm nước và che bạt lại.

Sau 40-45 ngày, bỏ toàn bộ phông bạt, đảo đều khối ủ và tưới thêm nước. Sau khi ủ khoảng 110-120 ngày thì kiểm tra lại lần nữa. Khi khối chất ủ đã mềm, nát thì có thể dùng làm phân bón cho cây trồng. Ngoài ra có thể bổ sung thêm Trichoderma để tăng hiệu quả bón lót, bón thúc.

Chất ủ mục nát là có thể mang bón cho cây

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách ủ vỏ cà phê làm phân bón cây. Hy vọng với quy trình đơn giản như trên, bà con nông dân sẽ biết tận dụng vỏ cà phê kết hợp với các chế phẩm sinh học phù hợp để tự chế biến ra loại phân bón hữu cơ rẻ tiền mà chất lượng.

⫸ Xem thêm: Men vi sinh ủ phân nào tốt? Mua bột ủ phân ở đâu?

⫸ Xem thêm: Vai trò của chế phẩm vi sinh xử lý chất thải hữu cơ là gì?

⫸ Xem thêm: Phân chuồng là gì? Cách ủ phân chuồng hiệu quả nhất

⫸ Xem thêm: Vi sinh hồ cá koi là gì? Vai trò và cách bổ sung cho nước

Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn cách ủ vỏ cà phê làm phân bón cây cực tốt. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts