Hướng tới mục tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững

Cùng HLT Tìm Hiểu Về Cách Chăn Nuôi Bò Của Lão Nông U60 Cùng HLT Tìm Hiểu Về Cách Chăn Nuôi Bò Của Lão Nông U60 Giai đoạn 2016-2020, Đề án về phát triển chăn nuôi bò sữa tiếp tục được thực hiện. UBND tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm tăng quy…

Cùng HLT Tìm Hiểu Về Cách Chăn Nuôi Bò Của Lão Nông U60
Cùng HLT Tìm Hiểu Về Cách Chăn Nuôi Bò Của Lão Nông U60

Giai đoạn 2016-2020, Đề án về phát triển chăn nuôi bò sữa tiếp tục được thực hiện. UBND tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm tăng quy mô tổng đàn, theo hướng chăn nuôi tập trung, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến. Đến nay, mặc dù chưa đạt mục tiêu về phát triển tổng đàn, song Đề án về phát triển chăn nuôi bò sữa đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo tiền đề hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn tới.

Phát triển chăn nuôi tập trung, theo quy hoạch
Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, giai đoạn 2016-2020, đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Nếu như năm 2015, tổng đàn bò sữa chỉ có 2.071 con, thì đến hết năm 2020, ước đạt khoảng 4.200 con. Tốc độ tăng đàn bình quân hằng năm đạt 15,38%/năm. Trong đó, đàn bò nuôi tại các hộ, nhóm hộ dân là 4.000 con (đạt 57,1% mục tiêu đề án), đàn bò của các doanh nghiệp là 200 con (đạt 1,53% mục tiêu đề án). Sản lượng sữa bò tươi năm 2020 ước đạt 11.000 tấn, tăng 7.111 tấn so với năm 2015 – thời điểm trước khi triển khai đề án. Giá trị sản phẩm đạt 143 tỷ đồng (giá cố định năm 2010), tăng 88 tỷ đồng so với năm 2015, đóng góp khoảng 4,06% tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2020.

Quy mô chăn nuôi bò sữa có bước chuyển biến mạnh mẽ, từ chỗ chăn nuôi nhỏ lẻ, từ 3-5 con/hộ, nay đã phát triển theo hướng tập trung, số lượng lớn trong khu quy hoạch. Nhiều địa phương đã hình thành được những vùng chuyên chăn nuôi bò sữa. Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ chăn nuôi bò sữa với doanh nghiệp chế biến sữa được tăng cường, 100% sản phẩm sữa bò tươi được thu mua và chế biến.

Hướng tới mục tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững
Đàn bò sữa của gia đình ông Phạm Hồng Điệp, ở xã Trác Văn, thị xã Duy Tiên.

Hiện nay, toàn tỉnh có 195 trại chăn nuôi bò sữa, trong đó, quy mô từ 20 – 30 con có 39 trại, từ 30 con đến hơn 100 con có 40 trại. Chỉ có 57 hộ quy mô chăn nuôi dưới 10 con trong các khu dân cư. Toàn tỉnh có quy hoạch 12 khu chăn nuôi bò sữa tập trung (CNBSTT), với tổng diện tích quy hoạch là 281,8 ha, trong đó, quy hoạch theo nhóm hộ chăn nuôi là 11 khu và 01 khu quy hoạch của dự án FrieslandCampina Mộc Bắc. Hiện nay, 12 khu quy hoạch đã có 115 trại bò, tổng đàn 2.848 con, đạt 48,8% quy hoạch. Diện tích đất đã giao cho các hộ sử dụng là 115,8 ha, đạt 41,1% quy hoạch.

Khu quy hoạch số 1 ở xã Mộc Bắc có diện tích 45,6 ha, được quy hoạch với quy mô 104 trại bò, nuôi 1.240 con bò sữa và trở thành khu trọng điểm chăn nuôi bò sữa của tỉnh. Cơ sở hạ tầng trong khu đã được hoàn thiện, diện tích đã sử dụng 19,02 ha, có 34 hộ xây dựng trang trại chăn nuôi 839 con bò sữa. Quy mô chăn nuôi từ 10-80 con bò sữa/hộ, sản lượng sữa bò bình quân đạt 17,4 kg/con/ngày, sản lượng sữa bán cho nhà máy 2.800 tấn/năm (gấp 38,4 lần so với năm 2014). Doanh thu đạt khoảng 37 tỷ đồng/năm, lợi nhuận bình quân khoảng 265 triệu đồng/hộ/năm.

Khu quy hoạch chăn nuôi bò sữa xã Trác Văn có diện tích 4,9 ha, đã giao cho 05 hộ xây dựng trại bò, đang nuôi 179 con bò sữa, quy mô từ 30-50 con/hộ. Sản lượng sữa bán cho nhà máy đạt khoảng 620 tấn/năm. Doanh thu đạt khoảng 8,2 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt khoảng 1,98 tỷ đồng/năm, lợi nhuận bình quân đạt khoảng 397 triệu đồng/hộ/năm.

Khu quy hoạch xã Nhân Bình đã hoàn thiện xong 100% cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mới có 1,23 ha đất công ích được giao cho 6 hộ xây dựng trại bò, chăn nuôi 153 con bò sữa, chưa đạt so với quy hoạch. Doanh thu khoảng 3,1 tỷ đồng/năm, lợi nhuận bình quân đạt khoảng 153 triệu đồng/hộ/năm.

Nhận diện khó khăn để có giải pháp thúc đẩy phát triển phù hợp

Các hộ chăn nuôi bò sữa ngoài đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật tốt, còn phải có tiềm lực về vốn đầu tư và kinh nghiệm chăn nuôi. Đó là chưa kể yếu tố về thời tiết, khí hậu, điều kiện đất đai. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, về khách quan, điều kiện thời tiết khí hậu tại Hà Nam chưa thực sự thuận cho chăn nuôi bò sữa, nhất là vào mùa hè nắng nóng kéo dài, nhiệt độ và độ ẩm cao là nguy cơ cao phát sinh dịch bệnh và sụt giảm sản lượng sữa.

Các công ty thu mua sữa yêu cầu phải bảo đảm có sản lượng sữa khoảng 2 tấn sữa/ngày, các hộ cam kết lộ trình tăng sản lượng thì mới chấp nhận mở trạm. Từ tháng 5/2017, các nhà máy chế biến sữa trong nước đưa ra nhiều chính sách thắt chặt chỉ tiêu, kiểm soát ngặt nghèo về chất lượng sữa, giảm giá mua và chỉ ký hợp đồng thu mua sữa với các hộ nuôi từ 10 con trở lên. Các hộ muốn mua thêm bò hoặc có bò đẻ phải đăng ký khai báo trước với nhà máy và được chấp thuận mới được mua bò và bán sữa cho công ty. Đây là thách thức rất lớn đối với việc phát triển tổng đàn. Thêm vào đó, quỹ đất dành cho chăn nuôi bò sữa chưa đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi. Trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy chế biến thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông, công nghiệp để cung cấp thức ăn sẵn cho bò sữa.

Khu chăn nuôi bò sữa tập trung xã Trác Văn hiện có 5 hộ. Ông Phạm Hồng Điệp, Giám đốc HTX chăn nuôi bò sữa Trác Văn và là một trong những hộ chăn nuôi bò sữa cho biết: Nhiều hộ đang chăn nuôi bò sữa trong khu dân cư rất muốn chuyển ra khu chăn nuôi tập trung, nhưng hiện nay, quỹ đất ở khu này để xây dựng trại nuôi không còn. Chúng tôi đang thiếu đất trồng cây làm thức ăn cho bò, trong khi thuê quyền sử dụng đất của các hộ rất khó khăn.

Gia đình ông Phạm Hồng Điệp nuôi 30 con bò sữa, nhưng chỉ có 3 mẫu đất để trồng cỏ. Để bảo đảm đủ nguồn thức ăn thô xanh cho bò sữa, gia đình ông Điệp phải mua cây ngô dự trữ, ủ chua làm thức ăn cho bò, số lượng đủ dùng trong nhiều ngày. Ông Phạm Hồng Điệp cho rằng, để phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững, cần phải giải quyết được những vướng mắc hiện nay, đặc biệt là công tác tập trung đất đai, mở rộng diện tích khu chăn nuôi bò sữa tập trung, quy hoạch vùng trồng cây bảo đảm đủ nhu cầu cho chăn nuôi bò sữa.

Với điều kiện hiện nay, để đạt được mục tiêu về tổng đàn bò sữa theo đề án là khó khả thi. Chính vì vậy, tìm ra những giải pháp để bảo đảm phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng bền vững, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế ở các địa phương và các hộ chăn nuôi là hết sức cần thiết.

Theo đề xuất của Sở NN&PTNT, trong giai đoạn tới sẽ phát triển chăn nuôi bò sữa theo hướng bán công nghiệp, quy mô lớn, chuyên môn hóa, ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, nhằm tăng giá trị sản xuất và phát triển bền vững. Phát huy lợi thế vùng, phát triển chăn nuôi bò sữa ở vùng bãi sông Hồng, sông Đáy, sông Châu, nơi có đất đai, điều kiện thuận cho canh tác trồng cây thức ăn; thúc đẩy phát triển đàn bò tại các khu quy hoạch đã được phê duyệt ở các địa phương. Không khuyến khích chăn nuôi bò sữa ở khu dân cư. Phát triển đàn bò sữa chủ yếu từ tăng tự nhiên đàn bò hiện có trên địa bàn tỉnh. Mở rộng quy mô đàn của các hộ chăn nuôi hiện có, khuyến khích hộ đầu tư chăn nuôi bò sữa lấp đầy các khu quy hoạch chăn nuôi tập trung. Đa dạng hóa các hình thức chế biến, tiêu thụ sữa. Tạo sự liên kết chặt chẽ trong phát triển đàn bò sữa và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển đàn bò sữa bền vững theo quy hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, duy trì ổn định tổng đàn dự kiến ở mức 6.500 con bò sữa.

Có thể thấy, để phát triển chăn nuôi bền vững, ngoài yêu cầu về quy hoạch tổng thể, cơ chế, chính sách rõ ràng, việc xác định đúng mục tiêu và giải pháp phù hợp trong từng giai đoạn chính là yếu tố quan trọng để phát triển chăn nuôi bò sữa hiệu quả.

Bích Huệ

Bạn đang xem bài viết: Hướng tới mục tiêu phát triển chăn nuôi bò sữa bền vững. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts