Kim Ngân Hoa có công dụng gì? 4 Món ngon có thể chữa bệnh

Trị sởi hiệu quả với cây kim ngân | VTC Now Trị sởi hiệu quả với cây kim ngân | VTC Now II. Công dụng của kim ngân hoa III. 4 Món ngon chữa bệnh từ kim ngân hoa V. Lưu ý khi dùng kim ngân hoa Kim ngân có tên khoa học là Lonicera…

Trị sởi hiệu quả với cây kim ngân | VTC Now
Trị sởi hiệu quả với cây kim ngân | VTC Now

II. Công dụng của kim ngân hoa

III. 4 Món ngon chữa bệnh từ kim ngân hoa

V. Lưu ý khi dùng kim ngân hoa

Kim ngân có tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, có thân dây mọc leo, lúc còn non có màu lục nhạt, phủ lông mịn, khi già có màu nâu đỏ nhạt, nhẫn.

Bộ phận thường được thu hái là hoa, còn cành lá ít được sử dụng vì tác dụng dược lý so với hoa không hiệu quả bằng. Hoa cây kim ngân khi mới nở có màu trắng tinh, vài ngày sau đó ngả sang màu vàng óng. Thường, người ta sẽ thu hái vào đầu mùa hạ, khi những bông hóa có nụ mới còn màu trắng là tốt nhất.

Hoa kim ngân có thể mọc xanh tốt quanh năm, màu sắc bắt mắt lại đẹp và thơm nên ngoài làm thuốc thì còn dùng làm cây cảnh trong nhà.

Theo y học cổ truyền, kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn. Trong cuộc sống thường được sử dụng để chữa mụn nhọt, rôm sảy, thủy đậu, sởi, tả lỵ nhờ vào tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị sốt.

Ngày nay, với y học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu cho thấy khi chiết xuất các thành phần trong kim ngân hoa, trong đó các chất như flavonoid, saponin có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống khối u, làm mau liền sẹo. Ngoài ra, đã có một số nghiên cứu cho thấy kim ngân hoa còn có vai trò trong điều trị dị ứng, viêm mũi và thấp khớp. Nó còn có khả năng ức chế một số nấm ngoài da khá hiệu quả.

Các nhà khoa học cũng nhận định, kim ngân hoa như một loại kháng sinh thực vật, có công dụng đề kháng một số vi khuẩn như trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết. Một số vi khuẩn khác kim ngân hoa cũng có công dụng nhưng yếu hơn như E.coli, phế cầu, tụ cầu vàng, bạch hầu.

Ngoài các chất đã nói ở trên, trong kim ngân hoa còn có polysaccharide, polyphenol – các hoạt chất đã được các nhà khoa học ở Trung Quốc, Hàn Quốc chứng minh tác dụng ức chế 30% các tế bào ung thư mô liên kết, tế bào ung thư gan ở chuột thực nghiệm, không ảnh hưởng đến tế bào lành.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản, Trung Quốc còn nhận thấy kim ngân hoa có thể ức chế herpes simplex keratitis, virus cúm gây viêm phổi, virus cúm A, virus hợp bào hô hấp (RSV).

Món cháo ngon từ kim ngân hoa khi kết hợp với đậu đỏ sẽ có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm sát trùng, trị cảm mạo.

Để nấu cháo cần 150g gạo vo sạch, 20g kim ngân ngâm với nước ấm và 50g đậu đỏ ngâm vói nước nóng đun sôi. Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị nguyên liệu, lấy một lượng nước vừa đủ như nấu cháo thông thường cho vào nồi đất, đun sôi rồi cho gạo, đậu đỏ vào trước. Khi nước sôi lại một lần nữa thì hạ lửa nhỏ nấu đến khi thấy hạt gạo nở thì cho kim ngân hoa vào. Có thể nêm gia vị tùy thích và nấu thêm 15 phút nữa thì tắt bếp.

Nếu bạn không thích ăn đậu đỏ thì có thể nấu kim ngân với hạt sen cũng rất bổ dưỡng, dùng cho các trường hợp tiêu chảy cấp, lỵ cấp, mụn nhọt cấp tính, sưng hạch, phát ban. Nguyên liệu cần có là 30g kim ngân hoa, 60g gạo tẻ và 30g hạt sen. Kim ngân rửa sạch, sắc lấy nước. Sau đó dùng nước này nấu cháo với gạo và hạt sen. Tùy theo sở thích mà có thể thêm chút đường hoặc muối.

Món ăn này giúp thanh nhiệt, nên ăn vào mùa hè nóng bức. 0,5 lạng hoa kim ngân rửa sạch bằng bước hành bỏ rễ. 1 quả mướp gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Cho dầu ăn vào nồi đun nóng, nếu ăn được hành thì phi lên cho thơm, sau đó cho mướp vào xào, nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi mướp vừa được thì cho kim ngân hoa vào đảo nhanh, chuyển sang lửa nhỏ đun mướp vừa chín đến là tắt bếp.

Món ngon từ kim ngân chắc chắn không thể thiếu một tô canh nấu với củ cải, giúp giải khát, cải thiện tình trạng nổi mẩn vào mùa hè. Tuy nhiên, món này không dành cho những người hay bị nhiễm lạnh.

0,5 lạng hoa kim ngân rửa sạch dưới nước. 1 củ cải gọt vỏ, rửa sạch, cắt lát vừa ăn. 1 cây hoa tím bỏ phần đầu ráp sau đó rửa sạch cắt nhỏ. Sau khi chuẩn bị hết các nguyên liệu thì cho 6 bát bước vào ninh với củ cải đến khi chín thì cho hoa kim ngân vào nấu. Đến khi củ cải nhừ thì thêm gia vị, lúc này có thể vớt hoa kim ngân hoa ra, cho cây hoa tím vào cho sôi một lần nữa là tắt bếp.

Ngoài món ngon dễ làm có thể dùng trong bữa ăn hàng ngày thì kim ngân hoa kết hợp với các loại thảo dược khác tạo thành những bài thuốc chữa bệnh:

Trà kim ngân: Không chỉ dùng tươi, hoa kim ngân còn được phơi khô rồi dùng làm trà uống giúp thanh nhiệt giải độc, chống dị ứng, hỗ trợ điều trị mụn nhọt, viêm mũi dị ứng, tiêu chảy, thấp khớp, rôm sảy.

Trà này dễ làm và dễ dùng. Bạn có thể phơi khô kim ngân hoa và cất trữ trong lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi lần pha lấy 20g kim ngân khô hoặc 40g kim ngân cuộn hãm với nước sôi trong 15-30 phút. Lọc bỏ bã, uống 2 lần trong ngày. Nếu không thích uống khô, bạn có thể lấy 100g hoa tươi hãm với nước sôi và lọc bỏ bã. Hoặc có thể thêm 10g hoa hòe có mùi thơm dễ chịu giúp chống xơ mạch, hạ huyết áp.

Chứng nóng bứt rứt, nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, ra mồ hôi nhiều ở người cao huyết áp, rối loạn mỡ máu: Để giảm tình trạng này có thể dùng 10g kim ngân hoa, 10g cúc hoa, 10g sơn tra hãm với nước sôi dùng làm trà uống hàng ngày.

Trị mụn nhọt, sốt, cảm: 40g kim ngân hoa kết hợp với 40g liên kiều, 16g kinh giới, 24g cát cánh, 20g đạm đậu xị, 24g bạc hà, 24g ngưu bàng tử và 16g trúc diệp.

Làm sạch da, ngăn ngừa mụn: 20-30g hoa kim ngân khô hãm với 300ml nước sôi từ 15-30 phút. Lọc bỏ bã lấy một phần dùng để uống, phần còn lại thoa lên vùng da cần làm sạch trong 15 phút, sau đó rửa sạch với nước. Hoặc có thể dùng hoa kim ngân tươi với 100-150g một lần dùng, cũng hãm với nước sôi và dùng để uống, làm sạch da. Nếu thấy hoa có vị hơi đắng, có thể bỏ đá vào cho dễ uống.

Ho, viêm họng: Bài thuốc từ hoa kim ngân với mật ong sẽ giúp thanh nhiệt giải độc, nhuận phế chỉ khái, hỗ trợ điều trị ho do phế táo, viêm họng. 30g kim ngân hoa khô nấu với 500ml, khi nước sôi thì để lửa nhỏ trong 15 phút, sau đó bỏ bã lấy nước. Để nước nguội dần đến khi thấy âm ấm khoảng 40 độ C thì pha thêm 50g mật ong, chia uống nhiều lần trong ngày. Khi dùng thì nên ngậm một chút cho nước thấm dần qua cổ họng thì mới phát huy tác dụng.

Chữa rôm sảy và mụn nhọt ngoài da: Lấy 1,5 lít nước nấu với 200g kim ngân cuộng đến khi sôi thì đun nhỏ lửa trong 45 phút. Để nguyên bã rồi pha với nước lạnh vừa đủ để tắm và ngâm người trong 5-15 phút. Sau đó tắm sạch với nước.

Chữa cảm: Sắc 4g kim ngân, 2g mạn kinh, 3g mỗi vị cam thảo đất, sài hồ nam, lá tía tô, kinh giới với 3 lát gừng tươi. Nên uống khi còn ấm. Hoặc dùng 3g cam thảo nấu với 6g kim ngân hoa trong 200ml nước, sắc bài thuốc này đến khi cạn còn một nửa, gạn lấy nước thuốc chia làm 2-3 lần uống.

Chữa bệnh sởi: Giã nhỏ 30g kim ngân hoa và 30g cỏ ban dạng tươi, sau đó hòa với 100ml nước đun sôi để nguội. Lọc bỏ bã và lấy nước uống.

Chữa viêm khớp cấp tính, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp: 20g kim ngân hoa kết hợp với 40g thạch cao, 6g quế chi, 12g tri mãu, 12g hoàng bá, 8g thương truật, 12g tang chi, 12g ngạch mễ vầ 8g cam thảo sắc lấy nước uống. Đây là bài thuốc cổ có tên Bạch hổ quế chi thang.

Sưng đau và viêm vú do tắc sữa: 10g hoàng kỳ đem nướng mật, sau đó cho vào ấm sắc với 10g kim ngân, 10g cam thảo, 10g đương quy và ½ chén rượu. Uống 1 ngày 1 thang.

Chữa ngứa ngoài da ở trẻ em: 200g kim ngân với nửa lít nước đun sôi khoảng 15 phút. Dùng nước để tắm hoặc lau vùng da bị mẩn ngứa ở trẻ. Lưu ý là dùng kim ngân lấy cả thân, lá hoa và quả, tắm hoặc rửa cho trẻ ngày 1-3 lần đều đặn để bớt ngứa và dễ chịu hơn.

Liều dùng và các vị thuốc trong bài sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Do đó, dù là cây thuốc trong tự nhiên nhưng trước khi dùng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chính xác liều lượng, thời gian sử dụng sao cho hiệu quả, nhất là với các chị em phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Mặc dù theo các nghiên cứu của y học hiện đại, kim ngân hoa không có độc tính, nhưng nếu dùng với liều lượng cao hoặc lâu dài khiến cho hệ thống tiêu hóa hoạt động không tốt gây ra tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi hoặc thậm chí là tiêu phân lỏng. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, bạn có thể giảm liều lượng hoặc ngưng sử dụng trong vài ngày thì sẽ hết.

Kim ngân có thể làm chậm đông máu, giới chuyên gia lo ngại nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu thêm trong và sau mổ. Do đó, những người chuẩn bị phẫu thuật cần ngưng sử dụng kim ngân ít nhất 2 tuần.

Tiếp xúc với da với kim ngân hoa có thể gây phát ban ở những người bị dị ứng. Vì vậy, trường hợp có cơ địa dị ứng, nhạy cảm nên thận trọng khi dùng kim ngân.

Như đã nói ở trên, kim ngân có thể làm chậm quá trình đông máu. Dùng cây kim ngân cùng với các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông máu/ thuốc chống kết tập tiểu cầu) như aspirin, clopidogrel, diclofenac, ibuprofen, naproxen, dalteparin, enoxaparin, heparin, warfarin có thể làm tăng khả năng bị bầm tím và chảy máu. Nên thận trọng khi sử dụng kim ngân trên những bệnh nhân đang sử dụng các thuốc này.

Nên liệt kê với thầy thuốc trước khi sử dụng kim ngân các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin và thảo dược.

Bạn đang xem bài viết: Kim Ngân Hoa có công dụng gì? 4 Món ngon có thể chữa bệnh. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts