KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY TÁO THÁI
T6 . Mẹo ngắt đọt giúp cây táo trồng chậu đậu trái đầy cành . T6 . Mẹo ngắt đọt giúp cây táo trồng chậu đậu trái đầy cành . Cây Táo Thái dễ trồng, lại cho năng suất cao. Tuy nhiên, để Cây Táo Thái cho năng suất tối đa, cây phát triển bền…
Cây Táo Thái dễ trồng, lại cho năng suất cao. Tuy nhiên, để Cây Táo Thái cho năng suất tối đa, cây phát triển bền vững thì kỹ thuật chăm sóc của Bà con quyết định phần lớn.
Kỹ thuật chăm sóc Táo Thái bao gồm các công tác tưới nước, làm cỏ, tỉa cành tạo tán, bón phân và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Trong đó có những kỹ thuật chăm sóc định kỳ và theo từng giai đoạn phát triển của cây.
Tưới nước và làm cỏ
Nước là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển. Bà con cần lưu ý cung cấp đủ nước cho cây nhất là lúc mới trồng, vào mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín.
Phòng trừ cỏ dại bằng cách phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Bà con tiến hành làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
Trong đó tưới nước cần tiến hành thường xuyên, tăng cường theo từng giai đoạn phát triển của cây. Làm cỏ cần tiến hành định kỳ có thể là 1 lần/ tháng.
Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình
Trong lúc trồng Táo Thái, Bà con có thể trồng dày một chút để khi cần có thể tỉa bớt trồng bổ sung vào những cây bị chết. Tuy nhiên, khi cây trưởng thành thì cần phải đảm bảo mật độ trồng quy định.
Muốn cây cho năng suất và chất lượng tốt thì khi trồng Bà con cần phải đốn cây để cây trẻ lại. Bà con có tiến hành và kết hợp cả hai cách đốn là đốn phớt và đốn đau.
Đốn phớt làm hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch, Bà con cắt các cành đã cho quả chỉ để lại 1 đoạn 20-30cm. Trên đầu cành này sẽ cho nhiều cành nhỏ, có thể tỉa bớt chỉ để vài cành phân bố đều trên tán cây.
Đốn đau nhằm mục đích tạo tán từ khi cây còn nhỏ trên một năm tuổi đến khi lớn. Bà con cắt cụt hết các loại cành, chỉ để lại một đoạn gốc của vài cành lớn đã ra trong năm trước, cây sẽ cho nhiều cành mới trẻ hơn, cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.
Bón phân cho Cây Táo Thái
Sau khi trồng được 20-30 ngày, Bà con có thể tưới nước phân pha loãng, mỗi tuần tưới 1 lần trong 1-2 tháng đầu. Sau đó định kỳ bón thúc 1 lần bằng phân hỗn hợp NPK và các loại phân bón lá bổ sung khác.
Lượng phân NPK Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE bón mỗi lần từ 0,2-1,5kg/gốc tuỳ cây nhỏ hoặc lớn. Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây sâu 5-10cm, rải phân, lấp đất rồi tưới nước. Hàng năm bón thêm phân hữu cơ và bồi đất vào gốc.
Bà con kết hợp phun phân bón lá Caciul-Boron với liều lượng 30ml + Vita Plant 20gr/ bình 16 lít phun ướt đều mặt lá để tăng khả năng thụ phấn và đậu trái và phun định kỳ 7 ngày/lần (2-3 lần).
Phòng trừ sâu bệnh cho Cây Táo Thái
Cây Táo Thái thường bị một số loại sâu bệnh gây hại như Ruồi Đục Trái, Rệp Sáp, Bệnh Thối Trái, Bệnh Thối Nhũn Trái… làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng Trái Táo Thái.
Cách phòng bệnh chung: Cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng để cây phát triển, nâng cao sức đề kháng, chọn đúng Giống Táo Thái “Chuẩn” rõ nguồn gốc xuất xứ, cây giống khỏe mạnh không bị sâu bệnh. Bà con thường xuyên làm cỏ vệ sinh vườn tược định kỳ.
Cách trị bệnh: Do mỗi loại sâu bệnh có đặc thù và cách diệt trừ khác nhau vì thế Bà con có nhu cầu tìm hiểu vui lòng liên hệ với Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn để được tư vấn nhé.