Ngành Nông nghiệp

Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta – Bài 21 – Địa lí 12 – Cô Nguyễn Huyền (DỄ HIỂU NHẤT) Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta – Bài 21 – Địa lí 12 – Cô Nguyễn Huyền (DỄ HIỂU NHẤT) Nông nghiệp là một ngành trọng điểm trong phát triển nền kinh tế…

Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta – Bài 21 – Địa lí 12 – Cô Nguyễn Huyền (DỄ HIỂU NHẤT)
Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta – Bài 21 – Địa lí 12 – Cô Nguyễn Huyền (DỄ HIỂU NHẤT)

Nông nghiệp là một ngành trọng điểm trong phát triển nền kinh tế của đất nước và vẫn đang được chú trọng đầu tư, phát triển. Tuy độ hot của ngành Nông nghiệp không bằng những ngành kinh tế, công nghệ nhưng vẫn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ. Sau đây chính là một số thông tin tổng quan về ngành Nông nghiệp mà các bạn cần phải nắm được.

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Nông nghiệp chính là ngành nghề sản xuất ra những vật chất cơ bản nhất của xã hội, sử dụng đất đai để canh tác, chăn nuôi, khai thác sản phẩm từ cây trồng và vât nuôi để làm ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của cong người.

Nhắc tới nông nghiệp là nhắc tới một ngành sản xuất lớn vì nó bao gồm rất nhiều chuyên ngành như: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.

Hiện nay, có rất nhiều tiến bộ khoa học được áp dụng vào nông nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất như: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa, công nghệ vi sinh, công nghệ bảo quản, chế biến…

Mục tiêu của ngành nông nghiệp chính là đào tạo ra đội ngũ nhân lực có khả năng quản lý sản xuất chăn nuôi và trồng trọt hiệu quả, bền vững, biết ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp vào thực tiễn trồng trọt và chăn nuôi…

HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Ngành Nông nghiệp tại nước ta hiện nay rất phát triển, nhu cầu lớn về nguồn nhân lực. Chính vì thế, cơ hội việc làm ngành nông nghiệp đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường là rất lớn. Cụ thể là các bạn có thể làm việc tại các đơn vị như:

  • Làm việc tại các trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hóa chất nông nghiệp…
  • Làm việc tại các công ty giống cây trồng, các công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón…
  • Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Trung tâm Khuyến nông, Chi cục hay Trạm Bảo vệ Thực vật, các Trung tâm Giống cây trồng, các nông trường, nông trại, trang trại, các công ty nhà nước hay các liên doanh hoặc tư nhân trong kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật).
  • Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo (trung học, cao đẳng, đại học nông nghiệp) hoặc học tiếp các bậc học thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành.

MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Mức lương của ngành Nông nghiệp hiện nay dao động trong khoảng từ 5 – 13 triệu đồng mỗi tháng tùy vào năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và vị trí công tác. Mức lương trung bình của một kỹ sư nông nghiệp sẽ khoảng 11 triệu.

MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN

– Mã ngành Nông nghiệp: 7620101

– Ngành Nông nghiệp xét tuyển các tổ hợp môn sau:

  • A00: Toán – Lý – Hóa
  • B00: Toán – Hóa – Sinh
  • B08: Toán – Sinh – Tiếng Anh

Ngành Nông nghiệp

CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Sau đây là danh sách các trường đào tạo ngành Nông nghiệp mà Trang Tuyển sinh đã tổng hợp lại để các bạn có thể dễ dàng tham khảo:

– Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Trà Vinh

Điểm chuẩn ngành Nông nghiệp phụ thuộc vào phương án tuyển sinh của từng đơn vị đào tọa và giữa các trường Top trên, top dưới cũng sẽ có sự chênh lệch. Trong kỳ tuyển sinh năm 2019, điểm chuẩn ngành Nông nghiệp dao động trong khoảng từ 16 – 18 đểm.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Chương trình đào tạo ngành Nông nghiệp sẽ trang bị cho các bạn sinh viên đầy đủ những kiến thức cơ bản và hiện đại về lĩnh vực sản xuất và quản lý sản xuất nông nghiệp.

Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Nông nghiệp chi tiết

NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Sau đây chính là những tố chất cần thiết đối với các bạn trẻ có mong muốn theo học ngành Nông nghiệp:

  • Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý.
  • Thích xem các chương trình, thông tin về thế giới tự nhiên;
  • Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên;
  • Thích các hoạt động ngoài trời (cắm trại, leo núi, làm vườn, lặn biển);
  • Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật;
  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng;
  • Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên;
  • Yêu thiên nhiên, môi trường.

Hy vọng những thông tin về ngành Nông nghiệp mà Trang Tuyển Sinh chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ giúp cho các bạn có thêm hiểu biết và đưa ra được lựa chọn sáng suốt nhất.

Bạn đang xem bài viết: Ngành Nông nghiệp. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts