Những loài cá dễ nuôi không cần sủi oxy

Vlog 33: Nuôi Cá Betta Như Thế Nào Là Đúng Cách ? Vlog 33: Nuôi Cá Betta Như Thế Nào Là Đúng Cách ? Sau đây là tập hợp một số loài cá cảnh dễ nuôi không cần máy sủi oxy, cách nuôi cá cảnh nhỏ trong bình thủy tinh cỡ nhỏ, hy vọng giúp…

Vlog 33: Nuôi Cá Betta Như Thế Nào Là Đúng Cách ?
Vlog 33: Nuôi Cá Betta Như Thế Nào Là Đúng Cách ?

Sau đây là tập hợp một số loài cá cảnh dễ nuôi không cần máy sủi oxy, cách nuôi cá cảnh nhỏ trong bình thủy tinh cỡ nhỏ, hy vọng giúp các bạn tham khảo để tạo cho mình một bể cá đẹp như ý.

1. Cá Đá (cá Betta, cá Xiêm Đá, cá Lia Thia)

Cá betta, cá xiêm đá, cá lia thia, cá thia đá, cá thiên đường hay cá đá là 1 trong những loài sống khỏe mạnh nhất trong môi trường không có oxy, mức hòa tan oxy thấp. Các bạn có thể nuôi chúng các bể thủy tinh nhỏ, trong chai room, các chai nhựa nhỏ, mà chúng vẫn hoàn toàn sống khỏe mạnh.

Cá không cần sủi oxy

2. Cá Bảy Màu, cá Mún, cá Đuôi Kiếm, cá Hà Lan

Các loại cá nhỏ như cá bảy màu, cá đuôi kiếm, cá hà lan… nếu được nuôi trong bể xây, có kích thước khá rộng kết hợp với bèo hoặc các loại rong rêu là môi trường sống tuyệt vời cho chúng, cũng như việc sinh sản dễ dàng và tỉ lệ cá con cũng nhiều.

Nuôi cá này ta không cần phải sử dụng máy sủi oxy. Đối với cá 7 màu là loài cá cảnh giá rẻ, tại các điểm bán hiện nay giá 1 con bảy màu là 2000đ/con phù hợp với những bạn chưa đủ điều kiện kinh tế săn những loài cá độc mà lại đam mê cá cảnh.

Cá bảy màu

3. Cá Vàng

Cá vàng là loại cá phổ biện nhất tại mọi bể cả hiện nay. Chúng nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng, dễ nuôi. Cách nuôi cá vàng cũng vô cùng đơn giản bởi chúng không cần chăm sóc nhiều.

Cá vàng

4. Cá Thanh Ngọc

Cá thanh ngọc, cá bãi trầu cũng sống cực kỳ khỏe mạnh trong môi trường nghèo oxy, và chúng sống tốt trong môi trường chật hẹp.

Cá thanh ngọc

5. Cá Ngựa Vằn

Cá ngựa vằn là loài cá cảnh nhỏ bơi theo đàn, vì chúng thường được nuôi thành đàn lớn nên các bạn sẽ thấy sủi oxy kèm theo bể. Nhưng thật ra về bản chất thì nuôi cá Ngựa Vằn không cần đến máy sủi oxy. Sục khí chỉ có tác dụng với đàn quá lớn và không gian nhỏ, bạn dễ dàng nuôi khoảng vài chú cá mà không cần đền thiết bị này. Đặc biệt cá Ngựa Vằn sống rất dai và bơi rất khỏe. Đây là lựa chọn không nên bỏ qua khi bạn đang cần loài cá nhỏ để nuôi trong bể cá nhỏ.

Cá ngựa vằn

6. Cá Sặc

Các loại cá sặc cảnh như: Sặc gấm, sặc trân châu, mã giáp , sặc ánh trăng, sặc cẩm thạch… có thể sống tốt trong môi trường nghèo oxy, trong bể kính hay bể xây chúng đều thích nghi tốt, nếu có thêm vài cộng rong sẽ giúp chúng sinh sản tốt và giúp hồ cá sinh động hơn.

Cá sặc gấm, sặc lửa là loài cá này màu sắc lung linh nỗi bật, chúng có khả năng sống trong môi trường nghèo oxy. Trong giai đoạn chúng bắt cặp sinh sản thì màu sắc chúng sáng vầ đậm đẹp hơn. Cá trống mái làm tổ bọt trên mặt nước để chăm sóc trứng, tương tự như cá Betta.

Cá sặc gấm

7. Cá Phát Tài

Cá phát tài

8. Cá Lau Kiếng

Cá lau kiếng (cá lau kính), cá tỳ bà cũng có khả năng sống trong môi trường ít oxy, khi nào thiếu oxy chúng sẽ bơi lên đớp không khí trên mặt nước.

Cá lau kính

9. Cá Nàng Hai

Cá nàng hai, cá thác lác sống nước ngọt nhưng thích hợp độ mặn 3 – 6 % Ở độ mặn này cá khỏe, cường độ bắt mồi cao và màu sắc đẹp. Cá chịu được môi trường thiếu ôxy nhờ có cơ quan thở khí trời.

Cá nàng hai

10. Cá Sấu Hỏa Tiễn

Cá sấu hỏa tiễn

11. Cá Khủng Long

Cá khủng long bông, khủng long vàng có cơ quan hô hấp phụ, thường lên mặt nước đớp khí.

Cá khủng long

Một số loài cá khác, những loại này khá đắt tiền nên các bạn xem để tham khảo thêm:

Chú thích: Cá nuôi không cần oxy là các loài cá có thể sống tốt trong muôi trường nghèo oxy, mà không cần máy sủi oxy.

Hướng dẫn chi tiết nuôi cá trong bể không có sủi oxy

Nhiều người không thích có một hồ thủy sinh lớn, tốn thời gian chăm sóc vất vả mà lại tốn cả diện tích căn hộ, mong muốn của họ là có một bể thủy sinh nhỏ nhắn, xinh xắn đặt trên bàn làm việc hoặc kệ sách. Vì thế, hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn và chăm sóc cá trong bình thủy sinh nhỏ nhắn như thế nào cho tốt nhất nhé!

Bể cá không cần sủi oxy

Lựa chọn cá:

Chỉ nên chọn những loại cá khỏe mạnh, có khả năng chống chọi tốt với môi trường nghèo oxy.

Còn về mật độ nuôi, vì bình thủy sinh nhỏ nên chỉ nên nuôi từ 1-2 cá thể thôi, như vậy sẽ tốt nhất.

Cách thay nước:

Trước đây tôi cũng đã từng chia sẽ về cách thay nước cho cá trong hồ thủy sinh, và trong bể thủy sinh mini cũng giống như vậy thôi, nhưng vì bình mini nên nước rất nhanh bẩn, vì thế có thể thay nhiều hơn hồ thủy sinh, 1 tuần vài lần cũng được.

Lưu ý quan trọng nhất khi thay nước nuôi cá ở bất cứ hồ nào là không nên thay 100% nước mới cho cá, mà chỉ nên thay khoảng 1/3 lượng nước cũ đi thôi, để tránh cá bị sock nước, dễ chết!

Các loại cá thường được nuôi trong bình thủy sinh mini:

Cá betta

Cá kiếm, cá mún, cá Hà Lan cũng là những loại cá khỏe, thích hợp nuôi trong bình mini, màu sắc rực rỡ, rất đẹp, nhưng nhớ chỉ nên nuôi từ 1 con đến 2 con thôi nhé!

Một số lưu ý khác

Bể cá mini

Nếu muốn sử dụng máy bơm oxy thì chọn loại có công suất nhỏ nhất, và bật từ 1-2 tiếng trong ngày, vì nếu công suất lớn và bật nhiều, cá sẽ bị mệt, dễ chết và có thể làm tóe nước ra ngoài.

Be ca mini kiem dong ho de ban

– Cắm trực tiếp qua cổng USB

– Nhỏ gọn

Be Ca Mini MLM360

– Bể cá để bàn nhỏ gọn

– Kích Thước: 35.7×22.3×38 cm

May sui oxy 2 voi Sobo 1106 chay cuc em

– Sục khí bể cá chạy cực êm

– Độ bền cao

Bạn đang xem bài viết: Những loài cá dễ nuôi không cần sủi oxy. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts