Nuôi cá betta có cần oxy không? Cách nuôi thia lia lên màu đẹp

Nguy hiểm sử dụng oxy sai cách!!! #short Nguy hiểm sử dụng oxy sai cách!!! #short Bạn đang tìm kiếm cách nuôi cá betta, lia thia, xiêm sao cho lên màu đẹp hoặc sinh sản được. Chắc chắn bài viết sau đây bạn cần đọc đi đọc lại, ngẫm thật kĩ đấy. Vì Chophukienpet.com đã…

Nguy hiểm sử dụng oxy sai cách!!! #short
Nguy hiểm sử dụng oxy sai cách!!! #short

Bạn đang tìm kiếm cách nuôi cá betta, lia thia, xiêm sao cho lên màu đẹp hoặc sinh sản được. Chắc chắn bài viết sau đây bạn cần đọc đi đọc lại, ngẫm thật kĩ đấy. Vì Chophukienpet.com đã đúc kết rất nhiều kiến thức bổ ích. Không chỉ dành cho người mới mà cả những “đồng ngư” lâu năm đấy. Nào cũng bắt đầu nhé!

Nội dung bài viết

  • 1 Nuôi cá betta có cần oxy không?
  • 2 Cách nuôi, ép cá betta sinh sản
  • 3 Cách nuôi cá betta (lia thia) lên màu đẹp
  • 4 Cá betta có nuôi chung được không?
  • 5 Cách nuôi cá betta trong hồ thủy sinh
  • 6 Lưu ý khi nuôi cá lia thia, xiêm cho người mới
  • 7 Tình hình nuôi cá betta hiện nay
  • 8 Tổng kết

Nuôi cá betta có cần oxy không?

Không như cách nuôi cá đuôi quá phức tạp thì việc chăm lũ betta sẽ không cần có oxy đâu nhé. Nên với những bạn không có nhiều điều kiện mua thiết bị hồ cá. Thì betta sẽ là lựa chọn nên được ưu tiên số 1.

Về độ dễ nuôi thì lia thia luôn đứng đầu trong sách các giống thủy sinh hiện nay. Đơn giản vì ngay cả những bờ kênh, ruộng lúc. Cá vẫn có thể dễ dàng sinh sôi, phát triển.

Ngoài ra, cách nuôi cá lia thia, xiêm thật sự không cầu kì. Không đòi hỏi bạn phải học các kĩ năng chơi quá chuyên sâu như cá rồng, chép phụng, koi,… Hay bỏ số tiền lớn đề đầu tư dàn lọc vi sinh khủng, đắc đỏ.

Chi phí để sở hữu một bé cá này cũng rất rẻ. Chỉ từ 50 – 200k bạn đã có cho riêng mình bột chú betta đẹp xuất chúng. Riêng các dòng cá betta thuần chủng, nhập từ Thái Lan giá sẽ mắc hơn khoảng vài triệu đồng.

Tuy vậy, khi nuôi cá betta để lên màu đẹp hoặc sinh sản sẽ phải có cách thức riêng. Lúc này anh em “đồng ngư” cần học hỏi thêm để nâng cao level của mình nhé. Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn ở nội dung tiếp theo của bài viết này.

Mặc dù nuôi cá betta không cần có oxy vẫn được. Nhưng nếu hồ bạn là dạng thủy sinh, có điều kiện nên mua một loại máy sủi công suất nhỏ. Để có thể bật tạo thêm oxy rất tốt cho hồ cá những nhớ bật nhỏ để tránh cá lia thia bị stress nhé.

Xem thêm >> Cách nuôi cá ranchu, ba đuôi không cần oxy

Cách nuôi, ép cá betta sinh sản

Cách ép cá betta

Chọn con giống

Đầu tiên trong cách nuôi ép cá betta sinh sản đạt 100% sẽ là việc chọn con giống. Bé cá đủ chuẩn để làm giống sẽ dao động từ 3 – 5 tháng tuổi là đẹp nhất. Riêng con đực, cái sẽ có cách chọn khác nhau:

  • Đối với con đực: cá phải luôn sung mãn khi bạn để gương hoặc con đực khác gần hồ và biết nhã bọt trước đó. Lưu ý: để cá sẵn sàng cho thời kì sinh sản. Bạn nên nuôi dưỡng riêng cả cá cái và đực bằng mồi sống từ 4 – 5 ngày trước đó nhé.
  • Đối với con cái: bụng đã căng sẵn trứng bên trong. Quan sát từ trên xuống sẽ như một hình bầu dục đối xứng. Màu sắc cá đực cái sẽ tùy thuộc vào sở thích của chính bạn.

Setup hồ sinh sản

Để chọn ra hồ nuôi ép cá betta sinh sản tốt khá đơn giản. Nên lựa các hồ hình vuông, chữ nhật hoặc tròn tùy điều kiện mỗi người. Tuy nhiên, kích thước nên từ 30 – 35cm là vừa đủ.

Ví nếu hồ quá nhỏ sẽ không đủ không gian cho cặp cá bố mẹ thoải mái. Còn nếu quá rộng thì tỉ lệ ép sinh sản sẽ giảm đi rõ rệt. Mực nước nên duy trì từ 5 – 10cm, có thể thả một ít rong, cây thủy sinh không cần Co2 vào.

Trước khi cho cá vào bạn nên để 1/2 lá bàn và một ít than tổ ong đã xử lý sạch. Ngâm khoảng 2 – 3 ngày trước để ổn định môi trường nước bên trong.

Và nên đặt một nhánh lá nhẹ như lá khế bên trên mặt nước. Đây sẽ là nơi mà cá đực nhả trứng vào để tạo ổ. Sau khi đã setup xong bạn chỉ việc cho cặp cá betta bố mẹ vào.

Thời gian nuôi ép cá betta sinh sản thích hợp nhất là vào buổi chiều tối. Lúc thời tiết trở nên mát mẻ, dễ chịu bạn hãy cho chúng ghép cặp để giảm tỉ lệ cắn phá nhau.

Sau đó hãy để chậu ở một nơi yên tĩnh, tránh các tiếng ồn do xe cộ, người thân. Có thể dùng nắp để dậy nhẹ lại bên trên. Nhưng nhớ quan sát mỗi ngày để kiểm tra ổ trứng nhé.

Cách nuôi cá betta bột

Mặc dù cách ép nuôi cá betta sinh sản khá đơn giản. Nhưng bạn cũng cần quan sát trong giai đoạn đầu xem cặp cá bố mẹ có hợp nhau không, có cắn nhau quá nhiều không. Nếu xảy ra tình trạng cắn nhau cần thay thế cá bố khác ngay nhé.

Dấu hiệu nhận biết cá betta đã đẻ và thụ tinh trứng thành công. Đó là con trống sẽ đuổi con mái đi và nằm canh ổ trứng một mình. Lúc này bạn hãy cho cá mái ra ngoài để dưỡng tiếp. Khoảng thời gian trứng nở sẽ dao động từ 1 – 1.5 ngày.

Lúc này cá lia thia con vẫn sẽ nằm trong bọc nõn. Sau 3 ngày con non sẽ phá lớp nõn này để tự mình kiếm ăn. Khi này bạn cần bắt con trống ra riêng vì nó sẽ dành ăn hết các thức ăn cho con non vừa ra đời.

Trong giai đoạn này bạn có thể sử dụng thức ăn chuyên dụng cho cá betta bột. Sử dụng ống tiêm nhỏ để cho Artemia, trùng cỏ, lòng đỏ trứng vào hồ từng ít để cá ăn. Sau đó bạn hãy dùng cách nuôi betta như bình thường để cá có thể phát triển tốt.

Cách nuôi cá betta (lia thia) lên màu đẹp

Trong cách nuôi cá betta sao cho lên màu đẹp thì bạn sẽ cần chú trọng vào 3 yếu tố: nguồn ánh sáng, con giống và thức ăn. Ba điểm này cũng có thể áp dụng cho nhiều giống cá cảnh hiện nay.

Nguồn sáng để có thể nuôi cá betta không cần quá mạnh. Chỉ cần để sát cửa sổ, nơi ánh sáng mặt trời có thể chiếu nhẹ vào buồi sáng, trưa. Hoặc các bể trong nhà có thể sử dụng các loại đèn led thủy sinh mini đều rất tốt.

Riêng về con giống sẽ quyết định bởi bộ gen của cá bố mẹ rất nhiều. Khi ra tiệm mua anh em nên chọn các bé cá betta sung mãn, màu sắc được sắp đều. Có thể ban đầu màu không đậm những các vây phải đều, không rách thì khi đem về chăm dễ dàng.

Còn yếu tố cuối cùng là thức ăn sẽ quyết định cách nuôi cá betta lên màu của bạn hiệu quả hay không. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thức ăn là yếu tố quyết định đến 80% độ lên màu của cá lia thia.

Thường thức ăn cho dòng cá này sẽ chia làm hai loại là: đồ tươi sống và cám. Đối với đồ tươi sống cho cá betta thì có thể dùng trùng chỉ, trùng huyết, Artemia, thịt cá hồi, cá trích,…

Cám dành cho cá betta giúp tăng màu nên sử dụng Hakiri, tảo xoắn cho tép, Tetra Betta,… Bạn có thể trộn một ít Biofill Red – thuốc tăng màu sắc đỏ vào thức ăn.

Có thể bạn quan tâm:

Cá betta có nuôi chung được không?

Nuôi cá betta nuôi chung được không là câu hỏi mà nhiều anh em mới thắc mắc. Thật ra có rất nhiều bạn sở hữu cho mình một chiếc hồ lia thia, betta cộng sinh. Với vô vàn bé cá trong cùng một bể mà không hề cắn nhau. Điều này có được là do những bạn đó đã nuôi chúng lớn lên từ khi còn nhỏ.

Tuy nhiên, vẫn sẽ có xác suất cắn phá nhau để tranh giành lãnh thổ của betta đực. Nhưng tỉ lệ nuôi chung cá betta khi còn nhỏ thường đạt đến 80% thành công. Riêng các bé cá mái thì bạn có thể nuôi chung một hồ thoải mái. Tuy nhiên, kì cờ hay màu sắc thì cá betta đực sẽ luôn được yêu thích hơn rất nhiều.

Cách nuôi cá betta trong hồ thủy sinh

Bạn có biết khi nào chúng ta sẽ chọn cá betta, lia thia để nuôi trong hồ thủy sinh không? Đó là khi chiếc hồ của bạn quá nhỏ để lắp đặt hệ thống oxy, máy lóc. Khi đó, chọn ra một bé cá betta đủ chuẩn với form, màu sắc nổi bậc. Sẽ tạo điểm nhấn vô cùng bắt mắt cho chiếc hồ thủy sinh đó.

Đối với thức ăn dùng cho hồ thủy sinh betta. Thì lời khuyên của mình nên chọn các loại đồ ăn sống như trùng chỉ, Artemia tươi,… Vì những loại này có thể sống trong hồ 1 – 2 ngày. Nên sẽ kích thích cá betta tự mình bơi đi tìm kiếm thức ăn. Tạo thêm độ sung mãn, thúc cá hoạt động nhiều hơn.

Trong cách setup hồ trong nuôi cá betta thủy sinh. Bạn nên chọn một chiếc hồ vừa đủ to. Sử dụng các loại phụ kiện trang trí bể cá vừa phải. Để tạo không gian cho cá bơi lội thoải thích. Khi thay nước vẫn áp dụng nguyên tắc không thay quá 60% lượng nước có trong bể.

Vì betta thải phân cực kì ít nên thường dưới đáy chỉ đọng lại thức ăn thừa là chính. Nên bạn có thể duy trì hút đáy bể 1 – 2 tuần / lần là tốt nhất. Bạn cũng nên chọn nơi để hồ cá betta ở chỗ thoáng mát, tránh quá nhiều người qua lại. Vì dễ khiến cá stress, nhất là những bé mới vừa mua về.

Lưu ý khi nuôi cá lia thia, xiêm cho người mới

Đối với những bạn mới thường sẽ rất thích việc thay nước. Nhưng cách này không nên áp dụng khi nuôi cá betta. Bạn cần giữ cho môi trường nước ổn định. Chỉ thay không quá 60% cho mỗi lần, nếu cảm thấy cá bị bệnh hãy bổ sung một ít nước lá bàng vào nhé.

Đối với việc cho cá betta ăn thì mỗi ngày chỉ nên duy trì 1 – 2 lần. Mỗi lần chỉ nên cho 1 – 2 con trùng huyết, một vài hạt cám nhỏ. Nếu thức ăn tồn đọng sang ngày hôm sau. Bạn hãy dùng ống hút nhỏ, bịt một đầu, đầu còn lại đưa xuống gần thức ăn dư. Sau đó nhả đầu đang giữ để hút chất bẩn vào, bịt lại và đưa ống ra ngoài.

Bạn cũng không nên để hai bé betta kè với nhau quá lâu, liên tục kéo dài. Mặc dù kè căng chiếc kì vây của mình chứng tỏ cá sung, khỏe mạnh. Nhưng việc để chúng kè liên tục sẽ dễ làm cá mắc bệnh. Thời gian kè nhau hợp lý cho cá thia lia là 5 – 10 phút mỗi ngày.

Nhiệt độ thích thích hợp để nuôi cá betta, lia thia là khoảng 24 – 27ºC, ph rơi vào khoảng 7 đến 7,5. Tuy nhiên, giống cá này thường chống chịu điều kiện môi trường xấu rất tốt. Nên chỉ cần thường xuyên quan sát các biểu hiện bất thường của chúng. Để có biện pháp xử lý khi cần thiết.

Tình hình nuôi cá betta hiện nay

Mặc dù cách nuôi cá betta đơn giản, có thể cho cả những bạn mới. Nhưng vì sự đại trà trong việc nhân giống khiến thú chơi cá lia thia hiện nay đã không còn nóng như vài năm trước. Những bé cá betta trước kia nhập từ Thái Lan có giá trị rất cao. Được nhiều người săn đón như dòng full black, galaxy,…

Nhưng vì mức độ sinh sản, tỉ lệ đậu trứng cao. Khiến cho giống cá này trở nên đại trà, bạn chỉ cần có vài chiếc thau, cặp cá chuẩn. Là có thể cho ra một đàn betta siêu đẹp. Tuy vậy, len lỏi trong các môn chơi cá nổi trội như rồng, cá lóc cảnh, dĩa cảnh,… Thì mình vẫn cảm nhận được thú chơi betta vẫn có những sức hút nhất định.

Nhất là với những bạn còn là học sinh, sinh viên. Điều kiện kinh tế không quá khá giả thì việc nuôi cá betta sẽ mang lại những trải nghiệm hay đi kèm với mức giá rất hợp lý. Và đặc biệt là có thể dễ dàng kiếm một bé chuẩn form ở các cửa hàng cá cảnh học đất nước chữ S này.

Nên bạn đừng nghĩ thú nuôi cá lia thia đã bị phai mờ đi nhé. Mà có thể chính bạn đã có niềm đam mê với những bộ môn cá cảnh cao cấp hơn. Nếu rảnh hãy thử tạo cho mình một chiếc bể nhỏ để ở nơi làm việc, góc học tập. Để có thể nhớ về những khoảng thời gian mà bạn đã dành cho những bé cá betta đẹp mê hồn này nhé.

Tổng kết

Bạn đã nắm được cách nuôi cá betta, lia thia lên màu sao cho đẹp chưa. Đây được xem là giống cá cảnh dễ chăm sóc, sinh sản nhất hiện nay. Nên nếu là người mới tham gia bộ môn cá cảnh. Bạn hãy thử làm ngay cho mình một bể cá betta để đặt trong phòng, trên bàn làm việc ngay nhé. Chúc bạn sớm thành công.

Xem thêm bài viết liên quan:

Bạn đang xem bài viết: Nuôi cá betta có cần oxy không? Cách nuôi thia lia lên màu đẹp. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts