Nuôi chim Bìm Bịp có xui không ? tốt không ?

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý CHO AE MỚI NUÔI CHIM | Chào Mào Đam Mê NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý CHO AE MỚI NUÔI CHIM | Chào Mào Đam Mê Chim bìm bịp là loài phổ biến trong rừng thưa Việt Nam. Tên gọi của chúng bắt nguồn từ tiếng kêu gọi bạn tình. Bìm Bịp là…

NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý CHO AE MỚI NUÔI CHIM | Chào Mào Đam Mê
NHỮNG ĐIỀU LƯU Ý CHO AE MỚI NUÔI CHIM | Chào Mào Đam Mê

Chim bìm bịp là loài phổ biến trong rừng thưa Việt Nam. Tên gọi của chúng bắt nguồn từ tiếng kêu gọi bạn tình. Bìm Bịp là tên gọi chung của 30 loài khác nhau. Tên tiếng Anh là Conglomerate. Chi Bìm bịp Centropus. Họ Cu Cu: Cuculidae

Hình ảnh chim bìm bịp

Mục Lục:

Các Loài Chim Bìm Bịp Ở Việt Nam

Bìm bịp lớn

Danh pháp khoa học: Centropus sinensis Chim Bìm bịp lớn phân bố ở Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc. Chim non có lông màu xám chấm đen nhìn giống rễ tre. Ở con trưởng thành, phần đầu mỏ, cổ và ngực cũng như đuôi có màu đen lợt. Mình và hai cánh có màu nâu đỏ.

Cặp mắt của chúng màu đỏ au, đôi chân đen bóng. Bìm bịp lớn là loài loại chim định cư.

bim bip lon

Bìm bịp nhỏ

Danh pháp khoa học: Centropus bengalensis Phân bố khắp các vùng trong cả nước. Loài định cư, rất phổ biến. Có thể mùa đông bay qua vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.Chiều dài bao gồm đuôi từ 35-40 cm. Lông có nhiều vằn, cánh màu hạt dẻ, lưng màu nâu phần bụng có màu đen.

Bộ lông chim non có phần trên cơ thể màu nâu nhạt và phần dưới cơ thể màu nâu sẫm sáng, có nhiều vằn xanh nhạt. Màu lông chim non thay đổi nhiều lần trước khi trưởng thành. Loài này có tiếng kêu hơi khác so với các loài bìm bịp khác.

Bìm Bịp Nhỏ

Nuôi bìm bịp có xui không ? tốt không ?

Thông thường chỉ có loài chim cú lợn, chim quạ theo quan niệm 2 loài này mang đến sự chết chóc, xui xẻo. Chim bìm bịp thì không có quan niệm mang đến xui xẻo nên có thể nuôi trong nhà mà không lo ngại vấn đề này.

Bìm bịp không biết nói nhưng kêu rất to, tính khí lại hung dữ nên có thể nuôi để giữ nhà rất tốt. Nuôi bìm bịp để giữ nhà cần phải thả chúng tự do và cần có thời gian để luyện tập.

Phương pháp tập luyện: Khi chim sắp trưởng thành, bạn không nên nhốt lồng mà thả tự do trong phạm vi vườn nhà. Điều này có ý nghĩa khoanh vùng lãnh thổ – Nếu ai xâm lấn chúng sẵn sàng tấn công theo bản năng bảo vệ lãnh thổ.

Sau khi mỗi đợt chim tấn công những kẻ xâm lấn, bạn hãy thưởng cho chúng bằng những miếng mồi ngon. Dần dần chim sẽ quen và giữ nhà như một phản xạ. Món ăn khoái khẩu nhất của bìm bịp đó là rắn và chuột vì vậy khi nuôi bìm bịp trong vườn, đặc biệt là vườn có bụi rậm, giàn hoa um tùm thì khu vườn nhà bạn sẽ không có rắn và chuột đâu nhé!

Nuôi bìm bịp trong vườn nhất là những vườn có giàn hoa rậm, bụi um tùm thì bạn yên tâm sẽ không có rắn, bởi bìm bịp săn lùng suốt ngày, hơn nữa “ mùi” của chúng có thể xua đuổi được rắn.

Các Loài Chim Bìm Bịp Trên thế giới

Bìm bịp gà lôi

Danh pháp khoa học: Centropus phasianinus chim bìm bịp gà lôi được tìm thấy ở Úc, Indonesia và Papua New Guinea. Môi trường sống của nó là rừng đất thấp ẩm nhiệt đới hay cận nhiệt đới và rừng rừng ngập mặn cận nhiệt đới hoặc nhiệt đới. Nó đã thích nghi tốt với các cánh đồng mía ở miền bắc Australia. Loài này có cách sinh sản không bình thường trong số các loài họ Cu cu do chúng đẻ trứng trong tổ của mình và nuôi chim non thay vì đẻ nhờ trong tổ loài chim khác.

Hình ảnh chim bìm bịp

Bìm bịp trán trắng

Danh pháp khoa học: Centropus superciliosus chim Bìm bịp trán trắng phân bố ở châu Phi cận Sahara. Loài này đặc trưng bởi bộ lông màu xám trắng chạy từ vùng đầu cho đến hết phần bụng. Màu mắt đỏ nhạt hơn so với các loài khác.

Hình ảnh chim bìm bip

Bìm Bịp Nâu

Danh pháp khoa học: Centropus andamanensis: Là loài đặc hữu sống ở quần đảo Adaman Ân Độ. Quần đảo này rất gần với Thái lan so với Ấn Độ, vì lẻ này chim Bìm bịp nâu được cho là di cư từ các cánh rừng giáp biển Thái Lan sang biến đổi thành loài đặc hữu ở đây.

bim bip nau

Bìm bịp khoang

Danh pháp khoa học: Centropus ateralbus Loài này là đặc hữu quần đảo Bismarck ở Papua New Guinea. Chim bìm bịp khoang có đặc trưng là toàn thân màu đen, cổ trắng. 1 số chiếc lông dưới cánh màu trắng xuất hiện khi chúng xòe cánh hoặc khi bay.

Bìm bịp Khoang

Bìm Bịp Vịnh

Danh pháp khoa học: Centropus celebensis Chim bìm bịp vịnh là loài đặc hữu Indonesia. Nơi sống tự nhiên của chúng là các khu vực rùng đất thấp ẩm nhiệt đới và bán nhiệt đới hay tại các vùng núi ẩm nhiệt đới.

bim bip vinh

Bìm bịp mỏ xanh

Danh pháp khoa học: Centropus chlororhynchos Chim Bìm bịp mỏ xanh là loài đặc hữu Sri Lanka. Bìm bịp mỏ xanh là một loài hiếm và nhút nhát của các khu rừng nhiệt đới cao của phía tây nam của Sri Lanka. Nó làm tổ trong bụi cây, và tổ điển hình có 2-3 trứng.

Bìm bịp mỏ xanh

Bìm bịp mặt đen

Danh pháp khoa học: Centropus melanops: Chim Bìm bịp mặt đen là loài đặc hữu của Philippin. Đặc trưng bởi vệt lông đen quanh đôi mắt.

Bìm bịp mặt đen

Bìm bịp đen lớn

Danh pháp khoa học: Centropus menbeki Chim Bìm bịp đen lớn phân bố ở Indonesia và Papua New Guinea. Đặc trưng bởi một bộ lông màu đen giống quạ, đôi mắt màu đỏ cam. Mỏ loài này cũng thường quắp hơn các loài khác.

Bìm bịp đen lớn

Bìm bịp đầu vàng sẫm

Danh pháp khoa học: Centropus milo: Chim Bìm bịp đầu vàng sẫm là loài phổ biến đặc hữu các hòn đảo trung tâm của quần đảo Solomon. Môi trường sống tự nhiên của nó là vùng đất thấp ẩm nhiệt đới và rừng trên núi, chủ yếu là rừng sơ cấp và thứ sinh

Bìm bịp đầu xanh

Danh pháp khoa học: Centropus monachus: Loài này phân bố ở Châu Phi. Chim bìm bịp đầu xanh đặc trưng bởi màu đen ánh xanh rêu chạy từ đầu tới cổ.

Bìm bịp đầu xanh

Bìm bịp ngón ngắn

Danh pháp khoa học: Centropus rectunguis Chim bìm bịp ngón ngắn được tìm thấy ở Brunei, Indonesia, Malaysia, và Thái Lan. Chân loài này thường rất ngắn so với đồng loại của chúng.

Bìm bịp ngón ngắn

Bìm bịp mào đen

Danh pháp khoa học: Centropus steerii: Chim Bìm bịp mào đen là loài đặc hữu của Philipin. Đặc trưng bởi 1 chùm lông đen ở trên đỉnh đầu, nó khá giống với loài chim bìm bịp đen lớn chỉ khác ở kích thước nhỏ hơn. Loài này đang bị đe dọa bởi số lượng giảm sút lớn do mất nơi sống.

Bìm bịp ngón ngắn

Bìm bịp hung

Danh pháp khoa học: Centropus unirufus Chim Bìm bịp hung là loài đặc hữu của Philipin. Đặc trưng của loài này là toàn bộ được bao phủ bởi 1 màu đà. Xung quanh viền mắt được bao phủ bởi 1 lớp da màu vàng giống loài Họa Mi ở Việt Nam.

bim bip hung

Đặc tính tự nhiên

Bìm bịp là loại chim định cư, thích ở bụi rậm, lau sậy um tùm gần sông suối, đầm lầy. Chúng thường dựa vào thủy triều để kiếm ăn, và thường đi từng cặp. Do vậy bạn hay nghe “ Bìm bịp kêu chiều… “, “ Bìm bịp gọi con nước lớn…” trong các câu dân ca để chỉ tập tính gọi bầy.

Như vậy, bìm bịp dự trữ lương thực ở tổ là những loài rắn mà chúng biết chắc sẽ không hại đến con mình. Khả năng diệu kỳ này của bìm bịp chính là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên.

chim bìm bịp

Bìm bịp là loại chim ăn thịt, chúng thích ăn mồi sống và nhất là rắn, Kắc Ké có khi là ếch, nhái động vật xương sống nhỏ như chuột, hay côn trùng .

Chim con có nhu cầu thức ăn ngày một nhiều, thời gian ở tổ lại khá lâu nên bố mẹ biết dự trữ thức ăn bằng cách bắt rắn về” giam lỏng”.

Do vậy, mỗi khi tìm thấy tổ bìm bịp là có thể tìm thấy rắn gần đó. Nhưng tại sao rắn không làm hại đến chim con lại là điều bí ẩn! Có ý kiến cho rằng lông và phân bìm bịp quanh tổ có mùi đặc trưng mà hầu hết các loài rắn không dám đến gần.

Sinh sản Sinh sản từ tháng 3-7 hằng năm, tổ làm trong bụi rậm, không cao quá so với mặt đất, đẻ 2-4 trứng.

Tuổi thọ của chim Bìm bịp

Trong tự nhiên chim Bìm bịp có thể sống từ 17 – 20 năm nếu không bị các loài khác ăn thịt hoặc chết do bệnh tật.

Trong điều kiện nuôi nhốt bìm bịp có thể sống từ 10-12 năm.

Bạn đang xem bài viết: Nuôi chim Bìm Bịp có xui không ? tốt không ?. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts