Quảng Ngãi: Ớt xiêm rừng giữ vững ngôi vương đặc sản núi
Liên Khúc Nhạc Sống Cha Cha Cha Hương Tóc Mạ Non – Lk Nhạc Trữ Tình Quê Hương Miền Tây Đặc Biệt Hay Liên Khúc Nhạc Sống Cha Cha Cha Hương Tóc Mạ Non – Lk Nhạc Trữ Tình Quê Hương Miền Tây Đặc Biệt Hay Quảng Ngãi: Ớt xiêm rừng giữ vững ngôi vương…
Quảng Ngãi: Ớt xiêm rừng giữ vững ngôi vương đặc sản núi
Cũng như nhiều loại cây trái mọc tự nhiên ở vùng miền núi Quảng Ngãi, trước đó với kích cỡ bé tẹo chỉ bằng 1/3 ngón tay út người lớn, ớt xiêm rừng cũng chỉ là loại nông sản “vô danh tiểu tốt”, không được mấy người biết đến và chỉ được người dân ở các bản làng thu hái mang về sử dụng trong gia đình.
NHư bù lại cho kích cỡ bé tẹo, ớt xiêm rừng có hương vị thơm, cay nhưng không xé gắt.Ảnh: Hải Vương.
Ớt xiêm rừng ở miền núi Quảng Ngãi nơi nào cũng có, nhưng khu vực mọc nhiều và được cho rằng có hương vị ngon hơn cả là 2 huyện Sơn Hà và Sơn Tây, cũng là nơi được ví là “thủ phủ” của loại nông sản này.
Khi giao thương giữa đồng bằng và miền núi ngày càng thuận lợi, với hương vị thơm, cay nhưng không gắt xé như cùng loại trồng ở đồng bằng, ớt xiêm rừng đã dần được nhiều người biết đến, tìm mua và trở thành một trong những loại đặc sản được nhiều người dân đồng bằng tìm mua.
Theo đó từ chỗ chỉ vài chục ngàn/kg trái tươi, ớt xiêm rừng tăng vọt có thời điểm lên đến 300-400.000 đồng/kg trái tươi nhưng không dễ để mua, một số tiểu thương ở miền núi Quảng Ngãi cho biết.
Đóng gói ớt tươi. Ảnh Hải Vương.
Sở dĩ ớt xiêm rừng có giá cao, theo người dân ở các bản làng Quảng Ngãi là vì đây là loại ớt mọc tư nhiên và rải rác ở các vùng đồi núi, nên số lượng thu hoạch không nhiều và chỉ rộ (thu hoạch nhiều) trong mấy tháng mùa nắng mà thôi.
Mấy năm gần đây cùng với thu hoạch ngoài tự nhiên, nhiều hộ dân đồng bào thiểu số ở miền núi huyện Sơn Tây đã mang về trồng ở xung quanh nương rẫy, vườn nhà để tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Một cây ớt xiêm rừng.Ảnh:Hải Vương.
Ông Đinh Văn Ua, ở xã Sơn Mùa cho biết vụ này gia đình trồng khoảng 30 cây, mỗi cây thu hoạch từ 0,5-1kg trái/cây/đợt. Với giá mua tại chỗ hiện nay khoảng 100.000 đồng/kg, ông Ua thu về khoảng 2 triệu đồng/đợt.
Gọi là trồng nhưng với tập quán canh tác lâu nay duy trì theo kiểu cắm cây con xuống đất rồi “giao cho trời”, mà không chăm sóc, bón phân và sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào nên chất lượng cũng chẳng kém mấy tự nhiên.
Số lượng ớt thu hoạch từ 0,4-1kg/cây/đợt.Ảnh:Hải Vương.
Lựa bỏ số trái bị sâu, hỏng.Ảnh:Hải Vương.
Sau một thời gian dài tiêu thụ nội tỉnh (chủ yếu là bán trái tươi), hiện ớt xiêm rừng đã được huyện Sơn Hà đăng ký và được cấp nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm “Ớt Xiêm Sơn Hà”; đồng thời ký kết đưa vào giới thiệu trong hệ thống siêu thị lớn tại TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác.
Sản phẩm ớt ngâm. Ảnh:Hải Vương.
Muối ớt xiêm rừng.Ảnh:Hải Vương.
Sản phẩm ớt xiêm rừng Sơn Hà trưng bày tại một hội chợ trong tỉnh.Ảnh:Hải Vương.
Ngoài sản phẩm là trái tươi đóng gói, hiện ớt xiêm rừng được một số tổ chức và cá nhân trên địa bàn huyện Sơn Hà, Sơn Tây chế biến thành ớt xiêm ngâm, với khối lượng 200 gram/hủ; muối ớt xiêm chấm trái cây.
-
Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tẻ thường -
Lý do Gỗ Đức Thành (GDT) chỉ lãi 15,4 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm -
Gỗ Thuận An (GTA): Lãi giảm sâu xuống 2,6 tỷ đồng, các khoản phải nộp Nhà nước tăng 8,3 lần -
Casumina (CSM) báo lãi giảm 35% xuống 12,3 tỷ đồng, trữ tiền tăng 2,8 lần -
Việt Nam xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới nhưng chưa làm chủ về giá -
Giá lợn hơi thất thường: Lo lợn nhập lậu gây mất kiểm soát