Tỉnh Bình Dương: Tạo đột phá với nông nghiệp công nghệ cao

Lễ khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Thành Đô Lễ khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Thành Đô (HNM) – Cùng với phát triển hệ sinh thái công nghiệp xanh, thông minh, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu đưa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành…

Lễ khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Thành Đô
Lễ khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Thành Đô

(HNM) – Cùng với phát triển hệ sinh thái công nghiệp xanh, thông minh, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu đưa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành ngành chủ lực, tạo bước phát triển mới cho kinh tế địa phương. Để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 30%, tỉnh tiếp tục triển khai việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nhiều mô hình hiệu quả

Theo Sở NN&PTNT Bình Dương, tính đến hết năm 2021, tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao ở những loại cây trồng chủ lực của tỉnh là gần 56%; ở chăn nuôi là hơn 63%. Đến năm 2025, Bình Dương đặt mục tiêu đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 30%, diện tích đất trồng nông sản đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) chiếm 20%; số trang trại chăn nuôi được cấp chứng nhận thực hành sản xuất chăn nuôi tốt (GAHP) chiếm 30%.

Một trong những đơn vị đi đầu trong khai thác lợi thế ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp của Bình Dương là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái (huyện Phú Giáo), do Công ty cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) làm chủ đầu tư, với tổng diện tích gần 412ha.

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp U&I Phạm Quốc Liêm cho biết, hiện công ty đã ứng dụng công nghệ cao vào toàn bộ các khâu canh tác. Cụ thể: Giống chuối già hương được trồng với tổng diện tích hơn 195ha, năng suất bình quân 50 tấn/năm, trong đó đã có 66ha chuối được chứng nhận đủ tiêu chuẩn GlobalGAP. Bên cạnh đó, giống dưa lưới từ Hà Lan, Israel và Nhật Bản với tổng diện tích 11,52ha, năng suất bình quân 100 tấn/ha/năm, được tiêu thụ 50% trong nước và 50% xuất khẩu. Đây là loại cây trồng đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật sản xuất cao, quy trình chặt chẽ và ứng dụng các thiết bị, công nghệ hiện đại sản xuất như trồng trong nhà màng, hệ thống tưới và bón phân được lập trình, điều khiển bằng máy tính…

“Chúng tôi đang trồng thử nghiệm giống bơ mới có khả năng chịu nhiệt với diện tích 1,95ha, do Viện Cây ăn quả miền Nam chọn lọc. Thời gian tới, công ty tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm những loại cây trồng mới như đu đủ Solo Sunsire của Hawaii, các loại rau ăn lá để đa dạng hóa cây trồng, đáp ứng nhu cầu thị trường”, ông Phạm Quốc Liêm thông tin.

Tương tự, Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long (huyện Phú Giáo) trồng dưa lưới có diện tích 18ha, sản lượng trung bình 1.200 tấn/năm. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Kim Long Nguyễn Hồng Quyết cho biết, nhờ áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến trồng dưa lưới trong nhà kính nên sản phẩm của hợp tác xã đạt được chất lượng cao và được công nhận đạt chuẩn VietGAP, tiêu thụ ổn định trên thị trường cả nước, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 100 lao động, thu nhập bình quân từ 7 đến 10 triệu đồng/người/tháng.

Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại

Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Dương Phạm Văn Bông cho biết, đến nay Bình Dương đã có 4 khu nông nghiệp công nghệ cao gồm: Tiến Hùng (huyện Bắc Tân Uyên); Tân Hiệp – Phước Sang (huyện Phú Giáo); Vĩnh Tân (thị xã Tân Uyên) và An Thái (huyện Phú Giáo). Giai đoạn 2021-2025, ngành Nông nghiệp Bình Dương đặt mục tiêu thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 trục sản phẩm chủ lực gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới, nhằm hướng tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa lớn đạt năng suất, chất lượng cao, an toàn, hiệu quả.

Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu trên, thời gian tới, ngành Nông nghiệp Bình Dương thực hiện quy hoạch vùng sản xuất theo hướng chuyên canh, sản xuất tập trung. Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao cho nông dân, tạo ra đội ngũ nông dân và doanh nhân chuyên nghiệp có trình độ, kỹ năng.

Đặc biệt, tỉnh sẽ chú trọng chuyển giao và nhân rộng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả đến người sản xuất, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp nông thôn… “Thời gian tới, để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp làm nông nghiệp công nghệ cao, ngoài hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi 3,2%/năm, tỉnh còn hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đặc biệt là quan tâm hỗ trợ hợp tác xã để có đầu ra cho sản phẩm”, ông Phạm Văn Bông thông tin thêm.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho hay, việc phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao đang góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đây là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ, linh hoạt giữa ngành Khoa học và ngành Nông nghiệp. Các cơ quan hữu quan của tỉnh cũng sẽ tích cực đầu tư phát triển khoa học, công nghệ, tạo tiền đề cho việc đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển đồng bộ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tại Bình Dương.

(HNM) – Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai có khí hậu đa dạng và diện tích lớn, thích hợp phát …

Bạn đang xem bài viết: Tỉnh Bình Dương: Tạo đột phá với nông nghiệp công nghệ cao. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts