Kỹ thuật nuôi chim cút thảo dược – Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai

Chim cút có vị ngọt, tính bình, dùng cho các đối tượng suy nhược thần kinh và thể lực, trẻ em suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy…Thành phần dinh dưỡng của thịt chim cút nói chung cao hơn các gia súc, gia cầm khác đến 10 lần, trong đó chất béo lại thấp hơn…

Chim cút có vị ngọt, tính bình, dùng cho các đối tượng suy nhược thần kinh và thể lực, trẻ em suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy…Thành phần dinh dưỡng của thịt chim cút nói chung cao hơn các gia súc, gia cầm khác đến 10 lần, trong đó chất béo lại thấp hơn nhiều. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Chim cút ngày càng tăng, với cách chế biến đơn giản như tần, rán, quay…trọng lượng chim vừa phải từ 1,5-2 lạng rất tiện cho cách chế biến. Ngày nay, chim cút không chỉ được người dân sử dụng nhiều mà các món chim cút quay được các nhà hàng đưa vào thực đơn bởi sự thơm ngon của nó.

Với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, ngày càng có nhiều trang trại nuôi chim cút phát triển. Đặc biệt với nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng ngon, sạch ngày càng tăng, Khoa Nông Lâm, Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai giới thiệu kỹ thuật nuôi Chim cút thảo dược.

Chim cút thảo dược nuôi tại Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai, được sử dụng bổ sung các loại thảo dược như bột Hoàn ngọc, bột tỏi, bột quế.Nhờ sử dụng thảo dược mà chim cút không dùng các loại kháng sinh trong phòng bệnh nên chim cút nhanh lớn, thịt dai, thơm, chất lượng trứng cút cũng được nâng lên với tỷ lệ lòng đỏ nhiều hơn

Chăn nuôi chim thịt thường kết thúc vỗ béo khi khối lượng chim đạt 150 – 250 g tùy giống, với thời gian khoảng 6 tuần tuổi. Tuổi xuất chuồng còn được căn cứ vào yêu cầu của thị trường và hiệu quả kinh tế.

CHIM CUT 1

Hình ảnh: Chim cút thịt

1. Chuẩn bị chuồng nuôi và dụng cụ

Trước khi nuôi chim phải chuẩn bị đầy đủ quây úm và các trang thiết bị và dụng cụ nuôi chim theo số lượng dự kiến nuôi. Nếu nuôi trên nền thì trải đệm lót dày khoảng 5 – 10 cm. Nếu nuôi chim trên sàn thì lót nilon hoặc vỏ bao v.v… trước khi trải đệm lót. Quây úm có chiêu cao khoảng 40 – 50cm, nên sử dụng vật liệu giữ được nhiệt cho bên trong quây úm.Mỗi quây úm có đường kính khoảng 2,5m, diện tích khoảng 7m2 nuôi được khoảng 1.000 con từ một ngày tuổi.

Trước khi thả chim con vào nuôi cần phải chuẩn bị đầy đủ máng ăn và máng nước uống, xếp đều đặn trong chuồng nuôi.

Phải bật đèn sưởi ấm trước khi đưa chim vào chuồng nuôi ít nhất là 4 giờ. Nếu lớp đệm lót chuồng nuôi chưa đủ ấm, sẽ làm chim con bị mất nhiệt từ chân, ảnh hưởng đến sức đề kháng và khả năng sinh trưởng,

Trong thời gian úm phải che rèm cả 4 phía, đề phòng gió lùa và giữ nhiệt độ trong chuồng thích hợp.Rèm che phải đảm bảo kín gió, không có kẽ hở. Nếu vào mùa hè, ban ngày nhiệt độ cao thì không bật đèn úm chứ không nên mở rèm che. Những ngày quá nóng đến mức chim phải há miệng thở phai mở rèm che lại một phần, song chú ý để hở phía trên để lưu thông, tránh gió thổi trực tiếp vào chim con. Không nên gạt rèm sang một bên vì dễ gây ra hiện tượng gió lùa.

Trong những ngày đầu chim con nuôi thịt lớn rất nhanh. Trong tuần đầu chúng tăng khối lượng cơ thể gấp đến 4 lần so với khi mới nở, vì vậy phải nới quây úm liên tục cho chim đủ diện tích, phù hợp và thoải mải.Nuôi trong mùa hè, thời gian nới và bỏ quây úm nhanh hơn mùa đông.

CHIM CUT 2

Hình ảnh: Chim cút nuôi trên nền có sử dụng đệm lót

2. Chăm sóc chim trong tuần đầu mới nở

Thả ngay chim vào chuồng úm khi vận chuyển về.

Sau khỉ thả chim vào chuồng cần cho chim uống nước càng sớm càng tốt, Nước uống trong 3 – 5 ngày đầu thường có pha thêm thuốc tăng sức đềkháng (đường glucose, vitamin, kháng sinh). Nước uống không nên quá lạnh hay quá nóng, đồng thời không để nước uống bị bẩn, bị đệm lót rơi vào gây tắc hoặc rò rỉ làm ướt đệm lót nền chuồng.

Sau khi cho chim uống nước 2 – 3 giờ mới bắt đầu cho ăn, nên cho mỗi lần một ít thức ăn và cho ăn nhiều lần trong ngày để thức ăn luôn tươi mới, kích thích chim ăn được nhiều.

Phải thường xuyên quan sát xem sự phân bố của đàn chim và kiểm tra nhiệt độ úm có thích hợp không. Tránh để bị gió lùa vào chuồng nuôi.Không để máng uống dưới chụp sưởi.

Khi chim con được 3-4 ngày tuổi, nới rộng quây úm để cho chim có diện tích thích hợp. Sau đó khoảng 2 – 3 ngày lại nới rộng quây úm một lần cho đến khi mở rộng hết diện tích của quây.

CHIM CUT 3

Hình ảnh: Úm chim cút 3 ngày tuổi

3. Nuôi chim giai đoạn từ 3 tuần tuổi đến khi xuất chuồng

Phảiđảm bảo độ thông thoáng chuồng nuôi.Trong mùa hè nên bố trí thêm quạt để giảm nhiệt độ và tăng lượng không khí mới.

Trong giai đoạn này, việc cho chim ăn phải tùy thuộc vào thời tiết. Nếu trời mát có thể cho chim ăn tối đa cả ngày. Nếu trời nóng, vào những giờ nóng gắt không nên cho chim ăn để đề phòng chết nóng. Cho chim ăn vào lúc trời mát như sáng sớm, chiều tối hoặc ban đêm.

Thường xuyên kiểm tra nước uống, đảm bảo cho chim luôn có đủ nước uống trong, sạch và mát.

Hàng ngày phải làm vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ, không để thức ăn dư thừa trong máng từ ngày trước sang ngày sau. Nếu phát hiện chim ốm phải nhanh chóng cách ly để điều trị.

4. Thức ăn và cách cho ăn

Trong trường hợp thị trường có đủ các loại nguyên liệu thức ăn với giá cả hợp lý, có thể tự chế biến thức ăn nuôi chim thịt.

Khi sử đụng các loại thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn phải tuân thủ hướng dẫn ghi trên bao bì. Tuy nhiên, phải thường xuyên kiểm tra chất lượng thức ăn bằng phương pháp cảm quan và đánh giá trên thực trạng của đàn chim. Định kỳ kiểm tra chất lượng thức ăn bằng phương pháp phân tích thành phần hóa học. Đặc biệt phải chú ý thời hạn sử dụng của mỗi loại thức ăn.

Phương pháp cho ăn

Đối với chim con nên cho ăn nhiều lần, đặc biệt là trong tuần đầu tiên nên cho ăn ít nhất 6 – 8 lần và mỗi lần nên cho ăn một ít để đảm bảo thức ăn luôn tươi mới, thơm ngon, hấp dẫn chim ãn nhiều hơn. Mỗi lầnđổ thức ăn cho chim nên làm vệ sinh khay ăn. Đối với thức ăn cũ còn thừa trong máng, cần sử dụng sàng để loại phân và đệm lót ra ngoài.

Trong tuần thứ 2,giảm số lần cho ăn xuống còn 4 – 5 lầntrong một ngày và dần thaythế khay ăn của chim con bằng các loại máng ăn, cần 1 cm chiều dài máng ăn cho một chim.

Có thể cung cấp thức ăn cho chim thịt như sau:0 – 7 ngày cho ăn 6 – 8 lần/ngày; 8-14 ngày cho ăn 4 – 5 lần/ngày; 15-21 ngày cho ăn 3 – 4 lần/ngày; ngày 22 – kết thúc cho ăn 2 – 3 lần/ngày.

Nhu cầu nước uống

Chim cút thịt ăn khỏe nên nhu cầu nước uống cũng cao hơn các loại gia cầm khác. Nhu cầu nước uống cho chim thịt trong điều kiện nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp được tính bằng tỷ lệ nước/thức ăn là 2/1. Tuy nhiên nhu cầu nước uống còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là độ chuồng nuôi.

Mỗi ngày cần thay nước mới cho chim con 6 lần. Máng uống phải được vệ sinh hàng ngày theo đúng quy trình vệ sinh thú y.

5. Chăm sóc chim thịt

Nhiệt độ và độ ẩm của chuồng nuôi

Nhiệt độ thích hợp đối với chim thịt tùy theo tuổi, tuần tuổi thứ nhất, nhiệt độ dưới chụp sưởi từ 35 – 33°c. nhiệt độ trong chuồng nuôi từ 32 – 30°c. Từ tuần tuổi thứ 2, mỗi tuần giảm đi 2°c, sau 4tuần tuổi nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi là 20°c.

Độ ẩm thích hợp trong không khí chuồng nuôi từ 65 – 70%. Giai đoạn chim non, để đánh giá nhiệt độ có thích hợp với chim không, ta quan sát biểu hiện của đàn chim chứ không phải chỉ là đọc nhiệt kế.

Chế độ chiếụ sáng

Chim thịt cần được chiếu sáng 23 – 24 giờ/ngày trong 1 – 2 tuần đầu. Sau đó nên dùng chế độ chiểu sáng ngắt quãng hoặc chỉ dùng thời gian chiếu sáng tự nhiên.

Ánh sáng phải được phân bố đều trong chuồng nuôi và sử dụng cùng loại công suất của đèn. Nên dùng đèn có công suất thấp, không dùng bóng đèn có công suất cao (trên 100 w) vì chúng gây căng thẳng, kích thích bay nhảy cho đàn chim.

6. Sự thông thoáng

Nhu cầu về lượng không khí mới phụ thuộc vào lứa tuổi của chim và mật độ nuôi. Ở chim con, trung bình cần 3 – 4m3 không khí mới/lgiờ/lkg khối lượng sống. Nhu cầu này tăng dần theo tuần tuổi.

Thay đổi không khí mới không những để đảm bảo cung cấp lượng oxy cần thiết mà còn tạo điều kiện để đẩy các khí độc ra bên ngoài, đồng thời giữ được cho chuồng nuôi có được độ ẩm thích hợp (65 – 70%).Gia cầm tiết ra một lượng hơi nước lớn gấp 10 lần so với gia súc nếu tính trên 1 kg khối lượng cơ thể, lớp độn chuồng bị ẩm còn tạo điều kiện cho bệnh cầu trùng phát triển.

Mật độ nuôi và sử dụng rèm che

Bình thường nuôi 25 – 30 con/lồng; khi trời nóng có thể chỉ nuôi 20 con/lồng để tránh chim chết do chuồng chật.

Trong hai tuần đầu rèm che phải được đóng kín cả ngảy đêm để tránh gió lùa.Từ tuần thứ ba chỉ đóng rèm bên có gió thổi. Tuy nhiên việc đóng hay mở rèm che còn phụ thuộc vào nhiệt độ, thời tiết, tuổi và sức khỏe của đàn chim. Từ tuần thứ tư, rèm che được mở hoàn toàn, trừ khi thời tiết xấu (giông, băo, mưa…) hoặc khi đàn chim bị bệnh đường hô hấp.

7. Quản lý chim thịt thương phẩm

Cần có đầy đủ sổ sách theo dõi đàn chim về các vấn đề như trạng thái sức khỏe; thức ăn, nước uống, thời tiết, khí hậu, chu chuyển đàn, khả năng sinh trưởng, lịch dùng thuốc thú y…

Nuôi chim cút đang là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế, nguồn vốn xoay vòng nhanh nên đây được xem là vật nuôi giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Tác giả: ThS. Phan Thu Hương – Bộ môn Chăn nuôi – Thú y

Bạn đang xem bài viết: Kỹ thuật nuôi chim cút thảo dược – Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts