Mạo hiểm nuôi cá chiên trên sông Đà, mau hốt bạc mà cũng dễ trắng tay

Cá ngạnh sông, cá ngạnh giống, Cá ngạnh thịt giành cho nhà hàng, Mô hình nuôi cá nước ngọt hiệu quả. Cá ngạnh sông, cá ngạnh giống, Cá ngạnh thịt giành cho nhà hàng, Mô hình nuôi cá nước ngọt hiệu quả. Chị Nguyễn Thị Phương chia sẻ, nuôi cá chiên giàu nhanh, nhưng cũng…

Cá ngạnh sông, cá ngạnh giống, Cá ngạnh thịt giành cho nhà hàng, Mô hình nuôi cá nước ngọt hiệu quả.
Cá ngạnh sông, cá ngạnh giống, Cá ngạnh thịt giành cho nhà hàng, Mô hình nuôi cá nước ngọt hiệu quả.

Chị Nguyễn Thị Phương chia sẻ, nuôi cá chiên giàu nhanh, nhưng cũng dễ phá sản.

Ông Nguyễn Công Chiến là người đầu tiên ở xóm Phúc Sạn, xã Phúc Sạn mạnh dạn làm lồng nuôi cá chiên trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Mấy năm đầu, ông Chiến chỉ nuôi vài chục con. Sau đó ông nâng dần lượng cá giống lên.

Có năm ông Chiến nuôi vài nghìn con. Cá chiên nuôi trong lồng nhanh lớn, giá bán lại cao. Nhiều vụ tưởng như ông Chiến thành tỷ phú đến nơi, vậy mà đến giờ nuôi cá chiên để lại trong ông nhiều tiếc nuối. “3 năm liên tiếp, cá đạt trọng lượng gần 1kg thì tự nhiên nổi trắng lồng. Không cách gì cứu được nó”, ông Chiến chia sẻ.

Theo ông Chiến, nuôi cá chiên rất nhàn, giá bán lại cao. Con nào đạt trọng lượng trên 1kg giá luôn trên 400.000đ. Nuôi được cá chiên, không bao giờ phải lo đầu ra vì tư thương đến tận bè mua hết.

Cá chiên loại trên 1kg một con luôn bán được giá trên 400.000đ.

Gia đình chị Nguyễn Thị Phương cũng đã cất công làm cả chục bè cá lồng trên lòng hồ, trong đó có 2 lồng nuôi cá chiên. Sau nhiều năm tìm tòi, chị Phương cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm khi nuôi loài cá da trơn này.

Bà con ngư phủ xã Phúc Sạn phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình

Cá chiên chỉ ăn cá nhỏ và tép sống. Cứ 2 ngày cho cá ăn một lần, nếu cho chúng ăn quá no, cá rất dễ chết. Chúng thích sống ở vùng nước sạch, không bị ô nhiễm. Giống này không sinh sản được trong môi trường nuôi nhốt. Do vậy, người nuôi cá chiên thường phải sang tận sông Mã của tỉnh Thanh Hóa mua cá giống.

Trong lồng nuôi cá chiên nên thả thêm cá trắm hoặc cá chép. 2 loài cá này có nhiệm vụ dọn vệ sinh lồng.

Năm nay chị Phương thả khoảng 400 con cá chiên. Sau gần một năm chăm bẵm, giờ nhiều con đã đạt trọng lượng trên 1kg. Nuôi cá chiên giàu nhanh, nhưng phá sản cũng dễ. “Nuôi cá chiên lợi nhuận rất cao, không loại cá nào bằng, nhưng chẳng nói trước được điều gì. Cá chiên rất dị ứng với sự biến đổi của môi trường nước. Năm ngoái cả cái xóm Phúc Sạn này khóc ròng vì cá chiên chết sạch”, chị Phương chia sẻ.

Nuôi cá chiên rủi ro cao vì cá dễ bị bệnh ký sinh trùng (trùng quả dưa), khi lớn thì bị bệnh lở loét do vi khuẩn.

Qua những lần nuôi cá chiên thất bại, bà con ngư phủ xóm Phúc Sạn đã đúc rút ra được nhiều điều khi nuôi giống cá đặc sản của miền Tây Bắc này. Ai cũng đầu tư một bình sục khí, khi thời tiết biến đổi là phải bật cái sục này lên cung cấp ô xy cho cá.

Bạn đang xem bài viết: Mạo hiểm nuôi cá chiên trên sông Đà, mau hốt bạc mà cũng dễ trắng tay. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts