Nông dân đổ xô đào ao thả cá lóc trên đất lúa
Chuyện Tình Bên Ao Cá Chuyện Tình Bên Ao Cá Anh Nguyễn Văn Khanh, xã Lưu Nghiệp Anh, Trà Cú, Trà Vinh đã đầu tư gần 100 triệu đồng phá 4 công dừa hơn 20 năm tuổi để đào ao nuôi cá lóc. Số tiền mà theo anh nếu dừa trúng giá khoảng 10 năm…
Anh Nguyễn Văn Khanh, xã Lưu Nghiệp Anh, Trà Cú, Trà Vinh đã đầu tư gần 100 triệu đồng phá 4 công dừa hơn 20 năm tuổi để đào ao nuôi cá lóc. Số tiền mà theo anh nếu dừa trúng giá khoảng 10 năm mới có được. Đầu tư số tiền lớn, nhưng anh không có cơ sở nào để tin đồng vốn mình bỏ ra sẽ mang lại hiệu quả.
Anh Khang chia sẻ: “Lợi nhuận từ dừa không cao, mía cũng bấp bênh nên chuyển qua nuôi cá lóc thấy lợi nhuận cao hơn. Bây giờ hưởng ứng theo phong trào, thấy nuôi có lời mình cũng nuôi thôi”.
Với suy nghĩ tương tự, anh Võ Minh đã bỏ nghề thương hồ để thuê đất nuôi cá lóc thương phẩm. Tất cả tài sản của gia đình được đặt cược vào hai ao cá hơn 1 tháng tuổi. Điểm chung giữa anh Khanh và anh Minh là dù biết mạo hiểm nhưng vẫn làm.
‘ Nhiều người dân ĐBSCL đổ xô đào ao nuôi cá lóc
Hiện diện tích nuôi cá lóc tại Trà Vinh không ngừng tăng lên. Chỉ riêng huyện Trà Cú, đến giữa tháng 7, nông dân đã thả nuôi khoảng 300 ha, cao gấp 3 lần năm 2012.
Ông Huỳnh Văn Thảo, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Cú, Trà Vinh cho rằng: “Những hộ nuôi cá lóc nằm trên khu kinh tế mở Định An, Chính phủ đã quy hoạch rồi nên chúng ta không thể quy hoạch chồng lên quy hoạch. Thứ hai, một số hộ nuôi trên đất mía đã quy hoạch lại chủ yếu là nuôi tự phát”.
Hiện nay, nguồn cung cấp con giống chủ yếu cho các hộ nuôi cá lóc ở ĐBSCL phần lớn là từ 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp. Tại An Giang từ đầu năm đến nay, nông dân cũng đã đào gần 300 ha đất ruộng nuôi cá lóc giống. Câu hỏi đặt ra là, nếu đầu ra cá lóc thương phẩm ách tắc do dư thừa thì hàng ngàn nông dân sản xuất con giống tại 2 tỉnh sẽ làm ăn ra sao?
Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh lo ngại: “Theo chúng tôi biết hiện nay cá lóc chưa ký kết được xuất khẩu ra nước ngoài, do đó thị trường tiêu thụ có chừng mực. Nếu người dân mở rộng diện tích quá nhiều, cung vượt cầu thì thiệt hại rất lớn”.
Đã có nhiều bài học từ việc ồ ạt trồng khoai lang tím, dưa hấu, nuôi cá rô đầu vuông… Chuyện đào hàng ngàn hecta đất ruộng để nuôi cá lóc, một mặt hàng chỉ tiêu thụ nội địa ở ĐBSCL, một lần nữa cho thấy sự cần thiết của công tác dự báo thông tin thị trường và định hướng chính xác cho nông dân.
Cơ quan, đơn vị nào chịu trách nhiệm về những vấn đề hết sức quan trọng trên, đến giờ vẫn là sự nhập nhằng và mù mờ tại hầu hết tỉnh thành vùng ĐBSCL.