Vị thế kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Phát triển 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, vốn đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng | VTC16 Phát triển 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, vốn đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng | VTC16 31/05/2021 12:30 (Nguồn niên giám thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2019). Trà Vinh…

Phát triển 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, vốn đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng | VTC16
Phát triển 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, vốn đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng | VTC16

31/05/2021 12:30

(Nguồn niên giám thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2019).

Trà Vinh có hệ thống sông rạch chằng chịt, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ và khí hậu mát mẻ, ít bị ảnh hưởng bởi lũ, bão là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp ngọt, lợ và mặn, đặc biệt là phát triển lúa gạo, các loại màu và cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản ngọt, lợ, mặn đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển khá toàn diện và đạt được thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực.

Giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp là 3,5%/năm; trồng trọt, chăn nuôi tăng gần 1%/năm, lâm nghiệp tăng gần 0,1%/năm, thủy sản tăng 8,45%, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp đến cuối năm 2020 của tỉnh chiếm khoảng 05% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của khu vực; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm trồng trọt và chăn nuôi, tăng thủy sản theo đúng định hướng của tỉnh, hình thành được một số vùng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của tỉnh; diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao ngày càng được mở rộng tạo sự đột phá để tăng năng suất, chất lượng nông sản trong quá trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp; giá trị sản xuất bình quân 01ha đất trồng trọt đạt 130 triệu đồng/năm, tăng 13,3 triệu đồng/ha so với năm 2016; giá trị sản xuất bình quân 01ha đất nuôi thủy sản đạt 360 triệu đồng/năm, tăng 143 triệu đồng/ha; tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản bình quân đạt 4,4%/năm. Thu nhập bình quân của người dân ở nông thôn tăng từ 26,94 triệu đồng năm 2016 lên 32 triệu đồng/người năm 2020, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo ở nông thôn. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông – lâm – thủy sản được sản xuất dưới hình thức hợp tác và liên kết ước năm 2020 đạt khoảng 25%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội năm 2020 đã giảm còn khoảng 40%, bình quân hàng năm giảm 1,2% đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo năm 2020 ước đạt 60%, tăng gần 1,3 lần so với năm 2016 đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Thu nhập của cư dân nông thôn đã tăng từ 26,94 triệu đồng năm 2016 lên 32 triệu đồng/người năm 2020, tăng 1,88 lần góp phần quan trọng giảm nghèo ở nông thôn, cụ thể ở từng lĩnh vực:

Lĩnh vực trồng trọt: tổng diện tích đất để phục vụ sản xuất là hơn 141.000ha, chiếm khoảng 5,41% diện tích của khu vực, tập trung phát triển các loại cây trồng chủ lực như lúa gạo diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 220.000ha và sản lượng khoảng 1,15 triệu tấn/năm chiếm khoảng 5,3% và đứng hàng thứ 07 trong khu vực; cây bắp, các loại màu thực phẩm gồm rau các loại và đậu các loại chiếm trên 10% diện tích và sản lượng và đứng từ hàng thứ 03 đến thứ 05 trong khu vực; cây đậu phộng chiếm gần 60% diện tích và 70% sản lượng của khu vực và cây lác chiếm trên 53% chiếm diện tích và 64% sản lượng đứng hàng thứ nhất trong khu vực trong nhiều năm qua nhờ áp dụng giống và kỹ thuật mới; cây dừa diện tích hơn 23.000ha, sản lượng trên 309.000 tấn, chiếm lần lượt là 15% và 21%, đứng hàng thứ 02 so với khu vực, sau tỉnh Bến Tre; cây ăn trái diện tích chiếm khoảng 05% và sản lượng chiếm 5,4% khu vực, đứng hàng thứ 09, đứng trước 04 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Mô hình trồng bưởi da xanh của ông Nguyễn Văn Chói, ấp Tân Hạnh, xã Đại Phúc, huyện Càng Long. Ảnh: KL

Lĩnh vực thủy sản, diện tích mặt nước nuôi thủy sản của tỉnh khoảng 37.000ha đứng hàng thứ 06 và chiếm khoảng 4,5% diện tích của khu vực, với tổng sản lượng thủy sản đạt gần 230.000 tấn; trong đó, sản lượng nuôi 154.000 tấn và sản lược khai thác 76.000 tấn đứng hàng thứ 10 và chiếm khoảng 05% sản lượng của khu vực.

(1) Lĩnh vực nuôi thủy sản điều chỉnh cơ cấu con nuôi, phát triển các vùng nuôi tập trung (tôm sú các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải; tôm thẻ chân trắng: Châu Thành, Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải; cá tra: Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần và thành phố Trà Vinh; cá lóc: Tiểu Cần, Châu Thành và Trà Cú), đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường. Nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển toàn diện ở 03 vùng sinh thái mặn, lợ và ngọt, đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi; chuyển mạnh từ các hình thức nuôi kém hiệu quả sang nuôi công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, đã chuyển đổi 4.336ha nuôi thủy sản khác sang nuôi tôm thẻ chân trắng, nâng tổng số đến nay đạt 9.000ha; chuyển đổi hình thức nuôi tôm từ quảng canh sang nuôi thâm canh, bán thâm canh từ 8.500ha năm 2016 đến cuối năm 2020 là 11.492ha, trong đó nuôi tôm thâm canh mật độ cao 650ha tập trung ở các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú và thị xã Duyên Hải, năng suất bình quân từ 50-70 tấn/ha. Duy trì các hình thức nuôi tôm sinh thái kết hợp với rừng và nuôi thủy sản – lúa, gồm 5.750ha diện tích nuôi tôm sinh thái kết hợp với chăm sóc bảo vệ rừng tập trung chủ yếu ở huyện Duyên Hải và thị xã Duyên Hải, lúa – thủy sản 5.600ha tập trung ở các huyện Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải.

(2) Đẩy mạnh khai thác hải sản, nhất là khai thác hải sản xa bờ; tập trung nâng cấp, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả khai thác. Từ năm 2016 đến nay, cải hoán, đóng mới 390 tàu, nâng tổng số đến nay có 1.141 tàu, giảm 49 tàu so với năm 2015, tổng công suất 148.084CV, tăng 63.224CV, 261 tàu có chiều dài từ 15m trở lên, góp phần tăng sản lượng khai thác thủy, hải sản qua hàng năm. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng không ngừng thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm tái tạo lại các loài thủy sản phục vụ cho khai thác.

Tuy đạt được kết quả quan trọng, nhưng kinh tế nông nghiệp chuyển dịch còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, chưa có sự đột phá toàn diện; sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp rất ít; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức liên kết sản xuất còn chậm, hoạt động chưa mang lại hiệu quả cao; việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại vào sản xuất chưa nhiều, năng suất, chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực còn thấp; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hàng hóa gặp nhiều khó khăn, công tác xúc tiến thương mại, gắn liên kết sản xuất với thị trường, khả năng cạnh tranh thấp và chưa thật sự bền vững; hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất; năng lực thích ứng biến đổi khí hậu và ứng phó với thiên tai chưa được cải thiện nhiều; ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp còn xảy ra.

Để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Trà Vinh cần triển khai thực hiện tốt các nhóm giải pháp sau: đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản; đổi mới việc tổ chức lại sản xuất và dịch vụ nông sản hàng hóa; thực hiện tốt các chính sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học – công nghệ; thúc đẩy phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản; đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm; phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và hạ tầng thương mại ở nông thôn ngày càng hiện đại, đảm bảo tăng cường liên kết tiểu vùng, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu; đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

VĂN MINH

Chiều ngày 11/4, đồng chí Kiên Quân, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện Sở Nội vụ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh cùng lãnh đạo địa phương đến thăm, tặng quà chùa Trốt Cớt (Mỏ Neo), xã Đa Lộc, huyện Châu Thành.

Bạn đang xem bài viết: Vị thế kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts