Thuyết minh về cây lúa

Dấu ấn huyền thoại | Tập 7: NSUT NHẤT SINH – HÁT VỀ CÂY LÚA HÔM NAY Dấu ấn huyền thoại | Tập 7: NSUT NHẤT SINH – HÁT VỀ CÂY LÚA HÔM NAY Thuyết minh về cây lúa Tác giả: Mumi Mumi Thể loại: Nguồn: vnkings.com Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được…

Dấu ấn huyền thoại | Tập 7: NSUT NHẤT SINH – HÁT VỀ CÂY LÚA HÔM NAY
Dấu ấn huyền thoại | Tập 7: NSUT NHẤT SINH – HÁT VỀ CÂY LÚA HÔM NAY

  • Thuyết minh về cây lúa
  • Tác giả: Mumi Mumi
  • Thể loại:
  • Nguồn: vnkings.com
  • Rating: [K] Mọi độ tuổi đều đọc được
  • Tình trạng: Đã hoàn thành
  • Lượt xem: 21.472 · Số từ: 1106
  • Bình luận: 1 · Bình luận Facebook:
  • Lượt thích: 5 Mumi Trần Trần Tiến Lực Mộc Nghi Ngân Hà Ngọc Nguyễn Thúy

Thuyết minh về cây lúa

1. Mở bài:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”

Ở bất cứ nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S này, ta cũng bắt gặp hình ảnh những cánh đồng lúa mênh mông bát ngát trù phú tươi đẹp như thế. Và cũng thật là tự nhiên, cây cối gắn bó mật thiết với cuộc sống bình thường của mỗi con người chúng ta.

2. Thân bài:

a) Nguồn gốc:

– Theo nhiều tài liệu, cây lúa Việt Nam có nguồn gốc từ lúa dại ở chân núi Hymalaya và dần dần được thuần hóa.

– Ngày nay, cây lúa có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam với hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

b) Đặc điểm:

– Lúa thuộc họ hòa thảo, thân cây rỗng, lá hẹp, dài 100 – 150cm. Lúa trổ bông thụ phấn nhờ gió, kết thành hạt lúa. Nhiều hạt lúa kết thành bông lúa.

– Hạt lúa lúc còn non chỉ giống như một lớp sữa dẻo. Theo thời gian, lớp sữa dẻo này dần chắt lại thành những hạt lúa tròn đầy chắc mẩy, kéo nhánh lúa trĩu xuống như một chiếc liềm gặt. Cả cánh đồng lúa chín rực rỡ với những chiếc liềm gặt màu vàng ươm no đủ như thế.

c) Cách trồng lúa:

– Lúa ưa nước, phát triển tốt ở vùng đồng bằng. Ở nước ta có hai vựa lúa lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Ở miền núi phía Bắc có một số giống lúa cạn, được trồng trên nương rẫy.

– Theo kinh nghiệm dân gian, có bốn yếu tố giúp cho lúa tốt (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống). Tuy nhiên khoa học hiện đại đã chứng minh chất lượng giống mới là yếu tố quan trọng nhất tạo nên năng suất, sản lượng lúa gạo.

– Cách trồng: Bắt đầu từ việc cày bừa đất ruộng cho tơi nhuyễn, chọn giống lúa tốt đem ngâm, gieo hạt. Hạt thóc nảy mầm gọi là mạ. Khi cây mạ cao khoảng 20cm thì được đem cấy vào ruộng chính cho thật thẳng, thật đều để giúp cây phát triển tốt và việc làm cỏ bón phân cũng thuận lợi, dễ dàng hơn. Có một số nơi không gieo mạ riêng mà gieo thẳng hạt thóc xuống ruộng gọi là gieo sạ. Sau đó trong suốt thời kỳ lúa phát triển cần chủ động giữ mực nước, làm cỏ, bón phân, diệt sâu rầy. Sau khoảng từ 3 – 6 tháng, hạt lúa chín, ngả màu vàng xuộm là đã có thể thu hoạch. Khi lúa chín, người nông dân gặt lúa đem đập hoặc tuốt hạt rồi đem phơi cho khô để bảo quản được lâu. Tuy nhiên công việc sau đó cũng không hề đơn giản: đem xay, giã, dần, sàn rồi cuối cùng mới có được hạt gạo cùng những sản phẩm khác như tấm, cám, vỏ trấu,… Nhìn chung, công việc trồng lúa và chế biến lúa gạo rất khó nhọc, vất vả. Ca dao xưa có câu:

” Cánh đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. “

Ngày nay, với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp lúa nước thuận lợi hơn nhờ có máy cày cấy, máy gặt đập, máy sấy, máy xây xát gạo. Tuy nhiên, công việc vẫn rất vất vả…

d) Phân loại và vụ mùa:

– Lúa gạo được chia làm hai loại chính: lúa tẻ và lúa nếp. Nhìn chung có khoảng hơn 2000 giống lúa. Ở Việt Nam có những giống nổi tiếng như là: Tám Xoang, chợ Đào, gạo Thơm, Bùi Sữa…

e) Giá trị kinh tế, văn hóa:

– Lúa là cây lương thực chính ở Việt Nam, là nguồn xuất khẩu lớn của Việt Nam. Hiện nay nước ta đứng thứ hai trên thế giới về sản lượng xuất khẩu lúa gạo.

– Từ hạt gạo, người Việt Nam còn làm ra nhiều sản phẩm khác như bánh, bún, phở, rượu, xôi,…

* Giá trị văn hóa:

– Cây lúa đối với con người Việt Nam vừa thiêng liêng vừa gần gũi. Thiêng liêng vì cây lúa là biểu tượng cho nền văn minh lúa nước, cho đất nước Việt Nam với hình ảnh hai bông lúa trên quốc huy. cây lúa còn tượng trưng cho tâm hồn con người Việt Nam mềm mại, dẻo dai, cần cù. Vì thế, con người Việt coi hạt lúa như hạt ngọc trời, coi lúa như “con người”. Đến Tết, người Việt lại chế biến những loại bánh chưng, bánh dày để thờ cúng tổ tiên.

– Cây lúa, hạt gạo còn gần gũi gắn bó với con người Việt Nam. Đó là hình ảnh đồng lúa bát ngát, mang vẻ đẹp bình yên, trù phú của những làng quê Việt Nam. Đó là bát cơm, hạt gạo ta ăn mỗi sớm mỗi chiều. Đó còn là muôn vàn loại bánh trái: bánh dày, bánh giò, bánh ít, bánh nậm, bánh ú, bánh đúc. Những năm tháng khó khăn, thiếu thốn nhưng bánh không có thịt mà chỉ là đậu xanh xào dừa hay là mộc nhĩ với mỡ hành mà bánh trái cứ ngọt ngào, thơm mát cả một thời quá khứ tuổi thơ.

f) Định hướng phát triển:

– Hiện nay lúa gạo có giá trị kinh tế to lớn đối với đất nước nên nhà nước rất chú trọng áp dụng công nghệ mới, cải tạo giống lúa để tăng năng suất. Năm 2010, nước ta đã vượt mục tiêu 40 triệu tấn lương thực với 38 triệu tấn lúa gạo. Tuy nhiên, nghề trồng lúa còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp, giá cũng không ổn định. Vì thế nhà nước rất cần quan tâm để có những chính sách hỗ trợ tốt hơn cho người nông dân.

3. Kết bài:

Như vậy có thể nói cây lúa có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người Việt Nam cả về mặt vật chất và tinh thần. Vì thế, chúng ta cần có ý thức quý trọng công sức của người nông dân, trân trọng từng hạt cơm hạt gạo cũng là trân trọng một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Bạn đang xem bài viết: Thuyết minh về cây lúa. Thông tin được tạo bởi Gia Sư Minh Đức chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Rate this post

Similar Posts